Thậm chí ngay cả với những mặt hàng có truyền thống đạt lợi nhuận cao, như các mặt hàng thành phần dược phẩm và hương liệu cũng chịu tình trạng giảm giá. Tuy nhiên, thị trường EU vẫn là một thị trường lớn và gần đây, nhiều chuyên gia khá lạc quan về viễn cảnh thị trường hóa chất EU. Xuất khẩu sang thị trường này có thể là một cơ hội rất thú vị đối với công ty của bạn, nếu bạn có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Các yêu cầu này bao gồm cả những yêu cầu về mặt pháp lý và nhu cầu của khách hàng.
Tuân thủ cách quy định về thâm nhập thị trường Châu Âu
Hóa chất là dòng sản phẩm có nhiều quy định. Hầu hết các quy định và quy tắc của EU đều tập trung vào vấn đề an toàn: an toàn cho con người và an toàn cho môi trường. Ví dụ, việc sử dụng các phụ chất gây hại như kim loại nặng (thủy ngân, catmi, chì) cần hạn chế, vì chúng có thể gây hại cho sức khỏe con người hoặc gây ô nhiễm môi trường. Mặc dù việc sử dụng các loại nguyên liệu này không bị cấm nhưng các quy định liên quan đến việc xử lý các chất này rất nghiêm ngặt.
 
Về vấn đề này, có thể tham khảo Quy định 1907/2006 về REACH (đăng ký, xác định giá và cấp phép các loại hóa chất) được ban hành tháng 1 năm 2007. Về cơ bản, REACH quy định một công ty sản xuất, sử dụng hoặc cung cấp hóa chất cho khách hàng cần biết về tính rủi ro của các chất được sử dụng trong sản phẩm và cần áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro phù hợp. Quy định này nhằm đảm bảo nhà sản xuất có các biện pháp đề phòng rủi ro phù hợp. Bên cạnh việc nhà nhập khẩu tuân thủ các quy định của REACH, họ cũng luôn yêu cầu các nhà xuất khẩu cung cấp các thông tin chi tiết về sản phẩm. Bạn có thể tham khảo thêm thông tin về REACH trên trang web của Hội đồng ngành công nghiệp hóa chất Châu Âu (CEFIC) tại http://www.cefic.be (phần "EU Legislation & Integration" ở bên trái).
 
REACH quan tâm nhiều đến các quy định về dán nhãn và hướng dẫn đi kèm sản phẩm. Tất cả các thông tin cần được in rõ ràng và gửi kèm cùng với kiện hàng. Bên cạnh đó, hàng hóa cần được gửi kèm cùng với một bản cảnh báo các chất nguy hiểm (Hazard Data Sheet - HDS hay Material Safety Data Sheet - MSDSs) hoặc Bản cảnh báo các hóa chất nguy hiểm (Chemical Safety Data Sheet - CSDSs) .
 
Hầu hết các nước đều có các quy định cụ thể về kinh doanh hóa chất/ nguyên liệu thô với các biện pháp an toàn cần thực hiện. Ví dụ, Hiệp hội kinh doanh ngành công nghiệp hóa chất Hà Lan áp dụng các nguyên tắc sau cho những loại hóa chất được sử dụng để sản xuất dược phẩm dùng cho con người:
 
1. Mỗi nhà cung cấp hóa chất/ nguyên liệu thô, được sử dụng làm thành phần của dược phẩm dùng cho con người, phải có một bản Chứng nhận phân tích các loại nguyên liệu/ hóa chất kinh doanh do nhà sản xuất cung cấp trước khi vận chuyển hàng (theo quy định GMP hoặc một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp khác, như ISO 9000) hoặc bởi một phòng thí nghiệm được công nhận (theo quy định Thực hành sản xuất tốt - GLP của Tổ chức Y tế thế giới) hoặc các điều kiện tương ứng và một Bản cảnh báo các chất nguy hiểm.
 
2. Bất kỳ hóa chất/ nguyên liệu thô nào, sẽ được sử dụng để sản xuất dược phẩm dùng cho con người, phải được dán nhãn (như các nhãn USP, BP, EP, DAB).
3. Các kết quả kiểm tra chất lượng theo yêu cầu và mẫu được lấy từ cùng thùng hàng hóa chất/ nguyên liệu thô được cung cấp phải được nhà cung cấp lưu trong một khoảng thời gian nhất định trước khi hủy nhằm giúp nhà cung cấp có thể đưa ra bằng chứng về chất lượng hóa chất
 

Nguồn: Internet