Theo báo cáo trên, tiêu thụ các sản phẩm gỗ ở khu vực UNECE giảm 8,5% trong năm 2008, mức giuảm hàng năm lớn nhất kể từ cú sốc dầu mỏ đầu tiên vào năm 1973. Trong khi tiêu thụ các sản phẩm gỗ ở Bắc Mỹ giảm 12,7%, ở châu Âu giảm 5,9%, thì ở các nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS) lạităng 3,2%. Nhu cầu giảm đã khiến giá các vật liệu xây dựng bằng gỗ giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 1940. Ngành công nghiệp giấy tiếp tục lún sâu vào khủng hoảng với sản lượng ở châu Âu và Bắc Mỹ giảm gần 17% trong năm 2008. ở các nước CIS, mức giảm có ít hơn, nhưng sự mất cân đối thương mại về các sản phẩm chất lượng cao vượt xa kim ngạch xuất khẩu các loại giấy có giá trị thấp hơn).

Tuy nhiên, các thị trường năng lượng gỗ của thế giới lại tăng mạnh, khoảng 20% trong năm 2008 và có thể tăng gấp đôi vào năm 2012. Nhu cầu về các nguồn nhiên liệu có thể phục hồi lại, kể cả sinh khối bằng gỗ, tiếp tục tăng nhanh. Châu Âu là nơi tiêu thụ viên nhiên liệu gỗ nhiều nhất, trong khi Canada là nước xuất khẩu lớn nhất (chủ yếu sang châu Âu). Châu Á cũng trở thành một nhà tiêu dùng quan trọng viên nhiên liệu gỗ.

Cũng theo báo cáo trên, sản lượng các sản phẩm gỗ của Trung Quốc tiếp tục tăng mạnh (23%) trong năm 2008 nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế và kế hoạch đầu tư nhiều tỷ USD vào lĩnh vực rừng do chính phủ phát động như một phần trong gói kích thích nhu cầu trong nước. Trong khi hầu hết các sản phẩm gỗ và giấy của Trung quốc được tiêu thụ trong nước, thì nước này cũng đã trở thành một nhà xuất khẩu lớn các sản phẩm gỗ. Lĩnh vực kinh tế này của Trung Quốc đã đạt thặng dư thương mại 8,7 tỷ USD trong năm 2008, nhưng lại giảm 14,2% về lượng do kinh tế toàn cầu đi xuống và do nhập khẩu từ Mỹ giảm. Đặc biệt, Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ nhiều nhất thế giới, trong đó hơn một nửa được xuất sang Mỹ.

Nguồn: Internet