I. Dấu chứng nhận bắt buộc của Trung Quốc (Dấu CCC)

Kể từ  ngày 1/5/2003, một số loại hàng nhập khẩu cũng như hàng nội địa yêu cầu phải ghi dấu CCC trên sản phẩm khi lưu thông tại thị trường Trung Quốc. Yêu cầu về chứng nhận an toàn và chất lượng của Trung quốc không phải là mới. Từ năm 1989, Trung quốc đã có hệ thống giấy phép chứng nhận an toàn, bao gồm Dấu chứng nhận an toàn CCIB yêu cầu đối với 47 loại sản phẩm, và Dấu chứng nhận "Great Wall" CCEE đối với 7 loại mặt hàng điện tử. Từ những năm 1990 hệ thống giấy chứng nhận của Trung quốc ngày một tăng, và đã có rất nhiều nhà xuất khẩu sang Trung Quốc tỏ ra lo lắng về hệ thống giấy chứng nhận kép, thủ tục kiểm tra hàng hoá rườm rà và chế độ phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu ở Trung Quốc.

Trong quá  trình Trung Quốc tiến hành đàm phán các điều khoản cho việc tham gia Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào cuối những năm 1990' cho đến năm 2001, nước này đã phải thừa nhận đang tồn tại một số vấn đề cố hữu trong hệ thống giấy chứng nhận hiện hành của mình, và đã cam kết sẽ hợp nhất 2 hệ thống chứng nhận này thành một hệ thống hợp nhất, không phân biệt đối xử hàng nhập khẩu với hàng nội địa.

Tháng 12/2000, khi đã là thành viên chính thức của WTO, Trung Quốc tuyên bố áp dung hệ thống dấu chứng nhận bắt buộc Trung Quốc mới và danh sách những mặt hàng liên quan. Hệ thống này đã được thực thi vào  ngày 1/5/2002 , thời gian chuyển tiếp là 1 năm. Có hiệu lực hoàn toàn vào ngày 1/5/2003, áp dụng bắt buộc đối với tất cả loại hàng có trong danh mục.

Cơ quan chính phủ Công nhận và Chứng nhận Trung Quốc (CNCA) quản lý dấu chứng nhận CCC. Trung tâm Chứng nhận chất lượng Trung Quốc (CQC) do CNCA chỉ định là Cơ quan giải quyết và xét duyệt đơn xin dấu CCC.

Để biết thêm thông tin về hệ thống dấu CCC, xin truy cập vào website:

http://www.mac.doc.gov/China/Docs/BusinessGuides/cccguide.htm

And/or for more info:http://www.mac.doc.gov/China/Docs/BusinessGuides/cccguide.htm

Từ khi Dấu CCC có hiệu lực (1/5/2002), đã có nhiều phàn nàn về thủ tục xin dấu CCC là rất tốn kém, mất nhiều thời gian và rất khó khăn. Trong một số trường hợp thủ tục này còn đòi hỏi phải giám định tại chỗ điều kiện sản xuất và nhà sản xuất nước ngoài chịu chi phí liên quan. Theo hệ thống CCC Trung quốc không chấp nhận bất cứ giấy chứng nhận nào phù hợp với tiêu chuẩn Trung quốc. Hàng nhập khẩu đều phải đưa vào phòng thí nghiệm được chỉ định ở Trung quốc để kiểm tra. 

Ngày 25/4/2003 Tổng cục Kiểm tra chất lượng , Giám định và  Kiểm dịch của Trung quốc (AQSIQ) và Cơ quan Công nhận và Chứng nhận Trung quốc (CNCA) đã công bố  trên website http://www.cnca.gov.cn/ thông cáo số 38 Announcement No. 38 về việc trì hoãn thời hạn hiệu lực bắt buộc áp dụng dấu CCC từ 1/5/2003 đến 1/8/2003.

Lý do chính làm của việc trì hoãn này là do ảnh hưởng của căn bệnh SARS. Vì Bắckinh là một trong những thành phố bị ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch SARS, nên các nhân viên của Trung Tâm Chứng nhận chất lượng Trung Quốc do CNCA chỉ định thực hiện tiếp nhận đơn xin cấp dấu CCC và tiến hành giám định nhà máy đã gặp trở ngại khi xuất cảnh ra khỏi Trung Quốc để tiến hành giám định nhà máy. Thông qua Cơ quan Dịch vụ thương mại của Hoa Kỳ tại Bắc Kinh, CNCA đã yêu cầu khoảng 20 tổ chức cấp giấy chứng nhận nước ngoài trước đây đã từng làm việc với CNCA tiến hành giám định nhà máy theo uỷ quyền của CNCA.

II. Những hàng hoá yêu cầu phải có dấu CCC:

1. Dây  điện và dây cáp điện (5 loại mặt hàng):

Bộ dây  điện, dây cáp bọc cao su mềm để phục vụ mục  đích khai mỏ, dây cáp cách điện dùng cho đường sắt có điện áp đến 3kV, cáp cách điện bằng cao su có điện áp đến 450/750V, cáp cách điện bằng nhựa tổng hợp có điện áp đến 450/750V.

2. Bộ  chuyển mạch, thiết bị kết nối và bảo vệ (6 loại mặt hàng):

Bộ nối (gia dụng và dùng cho những mục đích tương tự  hay ngành công nghiệp); Phích cắm và ổ cắm  điện (gia dụng và dùng cho những mục đích tương tự hay ngành công nghiệp); Dây nối nhiệt, dây nối cầu chì dành cho những cầu chì nhỏ, phích cắm, công tắc điện (gia dụng và dùng cho những mục đích tương tự); Bộ bảo vệ (gia dụng và dùng cho những mục đích tương tự).

3. Dụng cụ  điện áp thấp (9 loại mặt hàng):

Dụng cụ  bảo vệ dòng điện, công tắc mạch (RCCB,RCBC, RCBO, MCB), cầu chì, công tắc điện áp thấp (thiết bị ngắt mạch, công tắc ngắt mạch, và thiết bị đồng bộ đi kèm cầu chì), những thiết bị bảo vệ mạch khác (thiết bị hạn chế dòng điện, thiết bị bảo vệ quá tải, bộ tản nhiệt, rơle quá tải, công tắc điện áp thấp và bộ khởi động máy), Rơle, các loại công tắc khác (công tắc cho thiết bị, công tắc chân không, công tắc ứng suất, công tắc cảm ứng nhiệt, công tắc trợ lực, công tắc nút bấm, công tắc cố định, công tắc hai chiều, công tắc vimạch, công tắc di động, công tắc đổi chiều, công tắc đổi chiều tự động, ...), những dụng cụ điện tử khác (công tắc, bộ khởi động máy, đèn báo, công tắc bổ trợ, bộ điều khiển tổng, chất bán dẫn, bộ khởi động và điều khiển máy), bộ chuyển mạch điện áp thấp.

4. Động cơ nhỏ: (1 loại mặt hàng):

Động cơ nhỏ.

5. Dụng cụ  điện (16 loại mặt hàng):

Máy khoan, tua vít và cơlê, máy xay điện, máy đánh bóng, cưa đĩa, búa điện (cuốc chim điện), bình (vòi) xịt cho những chất lỏng không cháy, kéo điện (kéo  điện hai lưỡi, kéo kích ứng điện), máy tarô điện, cưa di động, máy đầm bê tông, cưa điện lưỡi dây , máy bào điện, máy xén hàng rào bằng điện, máy cắt cỏ bằng điện, máy cắt đá bằng điện bao gồm cả máy cắt đá cẩm thạch.

6. Máy hàn (15 loại mặt hàng):

Máy hàn hồ  quang điện xoay chiều xách tay, máy hàn hồ quang điện xoay chiều, máy hàn hồ quang điện một chiều, máy hàn TIG, máy hàn MIG/MAG, máy hàn hồ quang dưới nước, máy cắt hồ quang thể plasma, dụng cụ bảo vệ điện giật cho máy biến thế hàn hồ quang, thiết bị nối cho dây cáp hàn, máy hàn điện trở, dây hàn, đèn hàn điện TIG, đèn pin để hàn điện MIG/MAG, vòng kẹp điện cực.

7. Thiết bị điện gia dụng và dùng cho những mục đích tương tự (18 loại mặt hàng):

Tủ lạnh gia dụng và tủ ướp lạnh thực phẩm dung tích dưới 500 lít sử dụng trong gia đình có hoặc không có ngăn đông lạnh, ngăn chứa thực phẩm đông lạnh, máy lạnh và thiết bị đi kèm; Quạt điện: quạt điện dòng một chiều và xoay chiều một pha gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự; máy điều hoà không khí: không làm lạnh quá 21000 cal/1giờ gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự.

Máy nén  động cơ (công suất đầu vào dưới 5000W); máy nén động cơ hàn bịt kín cho máy điều hoà  và các thiết bị làm lạnh gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự; Máy giặt gia đình: máy giặt có hay không có thiết bị đun nước, máy ly tâm và máy làm khô bằng ly tâm; Dụng cụ đun nước, bao gồm: dụng cụ đun nước cố định, dụng cụ đun nước tức thì, đun nước tới một nhiệt độ dưới điểm sôi; Lò sưởi phòng: lò sưởi toả nhiệt, lò sưởi dạng tấm, lò sưởi bằng chất lỏng, lò sưởi có quạt, lò sưởi đối lưu, lò sưởi hình ống gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự; Máy hút bụi: máy hút bụi có chức năng hút bụi hoặc các chất lỏng hoạt động bằng các động cơ một chiều hoặc nối tiếp; Thiết bị chăm xóc da và chăm xóc tóc: Thiết bị có bộ phận làm nóng bằng điện để chăm xóc da và tóc cho cả người và động vật; Bàn là điện: bàn là khô và bàn là phun hơi nước gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự;; Bếp điện từ, gồm có: Bếp đun điện từ có một ngăn làm nóng hoặc nhiều ngăn làm nóng gia dụng hoặc dùng cho những mục đích tương tự; Lò nuớng, bao gồm lò nướng có thể tích không quá 10 lít, vỉ nướng và những dụng cụ tương tự dùng cho gia đình;

Máy chế  biến thực phẩm: máy chế biến thực phẩm gia dụng và máy chế biến thực phẩm đa công dụng; Lò vi sóng: Đồ gia dụng để làm nóng thực phẩm và đồ uống nhờ sử dụng năng lượng điện từ trong một hoặc hơn 1 dải tần số I.S.M trên 300 MHz; Bộ đồ đun nấu, ngăn lò sưởi, lò điện và các dụng cụ tương tự khác, bao gồm: bộ đồ đun nấu gia dụng, lò điện cố định, vỉ nướng và lò cảm ứng; Nồi cơm điện: nồi cơm điện giữ nhiệt tự động hoặc nồi cơm điện hẹn giờ có bộ phận đun.

8. Thiết bị nghe nhìn (trừ những thiết bị truyền  âm cho dịch vụ phát thanh và cho ô tô) (16 loại mặt hàng):

Bộ loa thùng có một hoặc nhiều loa công suất đầu ra dưới 500W (R.M.S), tăng âm, thiết bị điều chỉnh, máy thu radio, máy ghi âm, máy quay đĩa, băng đĩa (bao gồm cả các loại băng catset và đĩa laze đã ghi); Thiết bị nghe nhìn đồng bộ, Bộ nắn nguồn cho các thiết bị nghe nhìn; Máy thu hình màu và các loại màn hình, máy thu hình đen/trắng và các loại máy thu hình đơn sắc khác, Bóng đèn hình, máy quay video, máy thu hình vệ tinh, bộ khuyếch đại anten, thiết bị và các linh kiện thu phát tín hiệu truyền thanh và truyền hình cáp.

9. Thiết bị công nghệ thông tin (12 loại mặt hàng):

Máy tính cá nhân, máy tính cá nhân xách tay, màn hình đi kèm máy tính, máy in đi kèm máy tính, máy copy, máy quét, bộ nguồn cho máy tính và bộ nắn dòng, bộ nạp điện, trò chơi video dùng với vô tuyến truyền hình, máy hỗ trợ học tập, máy sao chép, máy chủ, thiết bị thanh toán tài chính và thương mại.

10. Thiết bị chiếu sáng (trừ những thiết bị chiều sáng có điện áp dưới 36V) (2 loại mặt hàng):

Bộ đèn, chấn lưu.

11. Thiết bị viễn thông (9 loại mặt hàng):

Điện thoại cố định: Máy điện thoại thông thường, điện thoại CID, điện thoại quản lý theo card, điện thoại có máy trả lời, điện thoại công cộng, điện thoại dùng thẻ thông minh, điện thoại công cộng thẻ IC, điện thoại không tay cầm, điện thoại kỹ thuật số, thiết bị đi kèm điện thoại; Điện thoại vô tuyến: điện thoại không dây kỹ thuật số, điện thoại không dây analog; Hệ thống điện thoại bấm: thống điện thoại bấm; Máy fax: máy fax, thẻ fax, máy fax đa chức năng; Bộ điều giải (modem): modem âm thanh, modem DSL bao gồm cả thẻ; Điện thoại di động: Trạm điện thoại di động analog, trạm điện thoại di động kĩ thuật số GSM (bao gồm cả máy thu phát cầm tay và các thiết bị khác), trạm điện thoại di động CDMA (bao gồm cả máy thu phát cầm tay và những thiết bị khác) ; thiết bị điện thoại chuyển mạch số ISDN : NT1, NT1 +TA (bao gồm thẻ); Thiết bị chứa dữ liệu: thẻ mệnh lệnh/ thẻ fax lưu trữ hay truyền phát; Thiết bị POS, máy chuyển giao diện, máy chủ truy cập, những thiết bị chứa dữ liệu khác; thiết bị đa truyền thông: điện thoại video, thiết bị cho hội nghị, thiết bị VOD và những thiết bị đa truyền thông khác.

12. Xe cơ  giới và các thiết bị an toàn (4 loại mặt hàng):

Xe cơ  giới: ô tô loại M,N,O; Xe máy; phụ tùng ô tô: dây thắt lưng an toàn, động cơ xe máy.

13. Lốp xe cơ giới (3 loại sản phẩm):

Lốp  ô tô: lốp xe ô tô chở khách (lốp gai tròn và gai ngang); Lốp xe tải: lốp xe tải siêu nhẹ, lốp xe tải nhẹ, lốp xe tải trung và lốp xe tải hạng nặng; Lốp xe mô tô, lốp xe máy.

14. Kính an toàn (3 loại sản phẩm):

Kính an toàn cho các phương tiện đi lại: kính tấm loại A, kính tấm loại B, kính đàn hồi; Kính an toàn dùng cho xây dựng: kính tấm và kính đàn hồi; Kính an toàn dùng cho tàu hoả: kính tấm, kính đàn hối, kính an toàn cách âm.

15. Máy nông nghiệp (một loại sản phẩm):

Thiết bị  để bảo vệ thực vật: bình phun thuốc đeo vai bằng tay hoặc cơ giới.

16. Hàng cao su tự nhiên (một loại sản phẩm):

Capốt cao su.

17. Thiết bị y tế (7 loại mặt hàng):

Máy chụp X quang, thiết bị thẩm tách máu, máy ghi điện tim, máy điều hoà nhịp tim, máy hô hấp nhân tạo.

18. Thiết bị chữa cháy (3 loại sản phẩm):

Thiết bị  báo cháy, thiết bị chữa cháy, bình phun, ống dẫn nước chữa cháy. Van báo động của hệ thống phun nước.

19. Thiết bị chống đột nhập (1 loại sản phẩm):

Thiết bị  chống đột nhập: Thiết bị vi sóng sử dụng trong các toà nhà, thiết bị bằng tia hồng ngoại phóng xạ. 

III. Thủ  tục xin dấu CCC:

- Cần  ít nhất 60 đến 90 ngày hoặc hơn nữa;

- Yêu cầu kiểm tra hàng hoá tại các phòng thí nghiệm được chỉ định ở Trung Quốc

- Nói chung không chấp nhận chứng thư của chủ hàng hoặc bên thứ 3;

- Yêu cầu xuất trình nhiều tài liệu kĩ thuật;

- Yêu cầu gửi mẫu sản phẩm đến phòng xét nghiệm ở  Trung quốc;

- Yêu cầu cơ quan chức năng của Trung quốc giám định nhà máy, chi phí giám định người xin dấu CCC chịu;

- Yêu cầu tiếp tục giám định từ 12 cho đến 18 tháng một lần, và 

IV. Qui trình xét duyệt dấu CCC:

Bước 1: Xác định hàng hoá có thuộc danh mục mặt hàng yêu cầu có dấu CCC hay không.

- Trước hết, kiểm tra danh mục mặt hàng của CNCA và xác định hàng hoá, hoặc những chi tiết của thành phẩm có thuộc diện phải có dấu CCC hay không. Danh mục bao gồm 132 loại mặt hàng yêu cầu phải có dấu CCC. Để biết thêm về danh mục những mặt hàng này xin truy cập vào website của Trung tâm Chứng nhận Trung Quốc: http://www.cqc.com.cn/ccc/catalogureeng.pdf.

- Nếu những mô tả sản phẩm trong danh mục mặt hàng không đủ cụ thể cho việc xác định hàng hoá  của người nhập khẩu có phải áp dụng ghi dấu CCC hay không, thì nhà nhập khẩu có hai lựa chọn khác:

- Tham khảo các cuốn sách hướng dẫn về những qui tắc thực hiện của CNCA được nêu trong bước hai sau đây. 47 cuốn sách nhỏ này, mỗi quyển giới thiệu một mục riêng, mô tả chi tiết hơn những mặt hàng yêu cầu phải ghi dấu CCC.

- Tham khảo "Thông cáo số 60" của CNCA - một tài liệu giới thiệu mã HS của những hàng hoá yêu cầu phải ghi dấu CCC. Tham khảo thêm trên website http://www.cnca.gov.cn/board/bianmabiao.htm. Tài liệu này chỉ có bằng tiếng Trung Quốc, song nhà nhập khẩu vẫn có thể xác định mã HS cho sản phẩm của mình, sau đó dịch sang tiếng Trung Quốc. Còn nếu nhà nhập khẩu cũng không biết mã HS áp cho hàng hoá của mình thì có thể làm theo các cách sau: Nếu chủ hàng đã từng xuất khẩu sang Trung Quốc thì họ có thể kiểm tra xác định mã HS cùng với sự trợ giúp của nhà phân phối, đại lý xuất khẩu hoặc bất cứ ai đảm nhiệm làm giấy tờ hải quan cho hàng nhập khẩu; Nếu chưa từng xuất khẩu hàng hoá sang Trung Quốc và cần phải xác định mã HS cho hàng hoá của mình thì nhà xuất khẩu có thể liên lạc với Phòng công nghiệp và thương mại hoặc cơ quan Hải quan để xin tư vấn.

- Cần nhớ  rằng có một số linh kiện cấu thành nên thành phẩm cũng yêu cầu phải có dấu CCC. Nói chung, trong trường hợp này, nhà sản xuất linh kiện phải xin dấu CCC. Cũng cần nhớ rằng, phụ tùng và các bộ phận thay thế đôi khi cũng yêu cầu phải có dấu CCC, hoặc phải có đơn xin miễn dấu CCC.

Bước 2: Áp dụng các qui tắc thực hiện.

CNCA đã công bố 47 qui tắc thực hiện đối với chứng nhận bắt buộc CCC. Tài liệu này có trên Website bằng tiếng Anh:http://www.cnca.gov.cn/download/english.html. Tài liệu này giới thiệu những qui định xin dấu CCC một cách chi tiết đối với 132 loại sản phẩm.

Những qui tắc thực hiện của CNCA phần lớn trích dẫn các tiêu chuẩn của nước Anh được coi là các tiêu chuẩn bắt buộc. Để biết thông tin về những tiêu chuẩn bắt buộc có thể liên lạc với Trung tâm hướng dẫn quốc gia Trung Quốc về WTO/TBT:

Trung tâm hướng dẫn quốc gia Trung Quốc về WTO/TBT

Cơ quan kiểm tra, giám định và kiểm dịch chất lượng

Cộng Hoà  nhân dân Trung Hoa

Tell: 0086-10-856-22885

Fax: 0086-10-856-22884

E-mail: TBT@AQSIQ.GOV.CN

Bước thứ  3: Lựa chọn các cách xin dấu CCC.

Một vài công ty xuất khẩu sử dụng các đại lý hoặc công ty tư vấn thay họ làm các thủ tục xin dấu CC, một số khác thì tự làm này, hoặc nhờ vào nhà nhập khẩu hoặc phân phối. Chú ý tham khảo ý kiến các bạn hàng Trung Quốc, nhà phân phối hoặc người phụ trách xuất khẩu. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc làm thủ tục xin dấu CCC.

Bước 4: Xin dấu CCC

Có 5 bước chính trong quá trình xin dấu CCC, bước đầu tiên nên làm là truy cập website http://www.cqc.com.cn/index-e.htm của Trung tâm Chứng nhận chất lượng Trung Quốc (CQC) để biết rõ thông tin về dấu CCC.

Kích vào "CCC Application Online Guide" tại Website này, một tài liệu trên Microsoft Word sẽ hướng dẫn từng bước xin dấu CCC. 5 bước xin dấu CCC bao gồm các bước sau:

1.Đơn xin cấp dấu CCC Application.

Xuất trình đơn xin dấu CCC và những tài liệu liên quan, bao gồm hướng dẫn sử dụng, báo cáo CB, bảo cáo EMC, nhãn mác yêu cầu và thông tin khác.

2.Phân loại kiểm tra:

Cơ quan CNCA tiến hành kiểm tra hàng mẫu tại phòng thí nghiệm  được chỉ định ở Trung Quốc.

3.Giám  định tại nhà máy:

CQC cử  đại diện giám định nơi sản xuất hàng nhập khẩu. Họ sẽ giám định tất cả các nhà  máy sản xuất liên quan đến hàng nhập khẩu (ví dụ: mặt hàng Z được sản xuất tại 5 nhà máy khác nhau thì sẽ giám định cả 5 nhà máy đó). Xin lưu ý: Thời gian xin cấp thị thực nhập cảnh cho giám định viên Trung Quốc sang giám định nhà máy cũng ảnh hưởng đến tiến độ xin dấu CCC.

4.Xác nhận kết quả chứng nhận và thông qua (từ chối hoặc kiểm tra lại) .

5.Tiếp tục giám định tại nhà máy:

Thiết bị  nhà xưởng sản xuất hàng xuất khẩu sẽ được phía Trung Quốc giám định lại 12 đến 18 tháng một lần.

Bước 5: Chú ý những thủ tục cấp giấy phép khác của Trung Quốc:

Giống như  nhiều nước, Trung Quốc đang áp dụng một hệ  thống giấy chứng nhận phức tạp. Mặc dù dấu chứng nhận bắt buộc CCC là yêu cầu chứng nhận được  áp dụng rộng nhất song hàng nhập khẩu còn phải phù  hợp với những tiêu chuẩn khác. Cụ thể: Bộ Công nghệ thông tin Trung Quốc qui định những thiết bị viễn thông, internet và một số các thiết bị khác phải có "giấy phép truy cập mạng" và "dấu xác nhận truy cập mạng", bao gồm giám định hàng hoá tại cơ sở giám định Trung Quốc. Cũng như, Cơ quan Quản lý dược phẩm quốc gia Trung Quốc cũng yêu cầu một số thiết bị y tế phải được đăng ký sản phẩm.

V. Xin dấu chứng nhận bắt buộc CCC qua đơn đặt hàng bằng mail

Cơ quan CNCA cũng cung cấp trên Website của mình dịch vụ làm thủ tục xin dấu CCC qua đơn đặt hàng bằng mail như sau:

1. Người xin dấu CCC fax cho Trung tâm Quản lý nhãn mác đơn xin giấy chứng nhận CCC và mua tem theo số fax: 8610 8563-3686 hoặc 8610 8561-9049.

2. Trên cơ  sở bản fax, Trung tâm Quản lý nhãn mác sẽ  fax hoá đơn (thông báo thanh toán) cho người xin dấu;

3.Người xin dấu chuyển tiền theo những thông tin có trong hoá  đơn (tên người nhận tiền, tài khoản ngân hàng và  tổng số tiền phải nộp);

4.Sau khi đã nhận được tiền thanh toán, Trung tâm Quản lý  nhãn mác sẽ gửi tem cho nguời xin dấu qua bưu điện.

VI. Liên hệ.

Để biết thêm thông tin về những qui tắc dấu CCC, cũng như những câu hỏi khác về hệ thống những yêu cầu của Trung Quốc và những tiêu chuẩn hàng hoá áp dụng bắt buộc nhà xuất khẩu có thể liên lạc với Phòng Thương mại.

Những thông tin chung về Dấu CCC bao gồm những hàng hoá yêu cầu phải ghi dấu CCC, và cách xin dấu có thể được giải đáp tại bàn hướng dẫn của Phòng thương mại Trung Quốc: http://www.mac.doc.gov/China/Docs/BusinessGuides/cccguide.htm

Nếu có  bất cứ thắc mắc nào về dấu CCC, những tiêu chuẩn hàng hoá khác và những yêu cầu về giấy chứng nhận xin liên lạc với Bộ phận giải đáp thắc mắc của Phòng thương mại Trung Quốc.  

 

Nguồn: Internet