(Vinanet) Đức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu, chiếm 19% xuất khẩu của ta sang Liên minh châu Âu (EU). Đức cũng chính là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Năm 2012, tổng giá trị trao đổi thương mại hai nước đạt hơn 6,47 tỷ USD, tăng 16,3% so với năm 2011. Nhiều tập đoàn hàng đầu của Đức đã cam kết đầu tư lâu dài vào Việt Nam.

Thương mại song phương giữa Việt Nam và Đức 6 tháng đầu năm 2013 đạt 3,695 tỷ USD, tăng 29,51% so với cùng kỳ năm 2012. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Đức đạt 2,352 tỷ USD, tăng 22,35% so với cùng kỳ năm 2012 và chiếm 18% trong tổng số hàng Việt Nam xuất khẩu vào EU. Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Đức đạt 1,342 tỷ USD, tăng 44,32%.

Điện thoại và linh kiện là nhóm hàng xuất khẩu sang Đức đạt kim ngạch lớn nhất trong 6 tháng đầu năm, với 873,49 triệu USD, chiếm 37,13% tổng kim ngạch. Tiếp đến là hàng dệt may 279,44 triệu USD, chiếm 11,88%; cà phê 223,71 triệu USD, chiếm 9,51%; giày dép các loại 197,51 triệu USD, chiếm 8,39%; máy vi tính, điện tử 131,82 triệu USD, chiếm 5,6%.

Đa số các mặt hàng xuất khẩu sang Đức đều đạt mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, nhóm hàng tăng mạnh gồm có: Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện (+130,3%), Gíây và các sản phẩm từ giấy (+85,32%), Điện thoại và linh kiện (+ 80,9%). Ngược lại, xuất khẩu phương tiện vận tải, phụ tùng và sản phẩm hóa chất sụt giảm mạnh với mức giảm tương ứng 59,29% và 38,92% về kim ngạch so với cùng kỳ.

Những nhóm hàng chủ yếu xuất khẩu sang Đức 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: USD

 

Mặt hàng

 

T6/2013

 

6T/2013

T6/2013 so với T6/2012 (%)

6T/2013 so với cùng kỳ (%)

Tổng kim ngạch

409.844.035

2.352.473.751

+20,06

+22,35

Điện thoại các loại và linh kiện

171.202.420

873.491.232

+123,13

+80,90

Hàng dệt may

59.887.711

279.443.193

+5,39

+11,85

Cà phê

20.529.466

223.709.902

-48,13

-21,14

Giày dép các loại

42.669.155

197.510.428

+8,46

+4,10

Máy vi tính,sản phẩm điện tử và linh kiện

13.242.973

131.815.963

+6,88

+130,30

Hàng thuỷ sản

15.442.134

87.645.570

-9,35

-5,28

Túi xách, ví, va li, mũ ô dù

11.709.043

66.157.899

+63,08

+27,12

Hạt tiêu

7.875.682

57.781.921

-35,86

+3,92

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

9.064.133

53.588.521

+0,75

-10,94

Sản phẩm từ chất dẻo

8.468.438

52.672.829

-4,43

+3,18

Gỗ và sản phẩm gỗ

4.466.979

50.799.363

-23,19

-12,07

Sản phẩm từ sắt thép

8.484.629

49.164.132

+65,21

+17,36

Cao su

6.120.832

37.375.359

-29,13

-7,29

Hạt điều

3.233.534

14.742.130

-8,58

+15,96

Sản phẩm mây, tre, cói thảm

1.739.414

11.393.350

-5,98

-17,71

Sản phẩm gốm sứ

1.348.879

11.056.686

-5,25

+3,11

Phương tiện vận tải và phụ tùng

777.624

9.432.230

-94,20

-59,29

Sản phẩm từ cao su

1.286.686

6.423.872

+43,80

+10,68

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

917.668

6.120.949

+18,35

+31,91

Hàng rau quả

892.001

4.839.182

-11,42

+16,28

Sản phẩm hóa chất

1.033.210

3.449.740

+87,11

-38,92

Chè

165.150

2.033.919

-56,41

+35,99

Đá quí, kim loại quí và sản phẩm

321.080

1.987.838

+14,38

-0,68

Gíây và các sản phẩm từ giấy

148.774

1.347.492

-45,55

+85,32

Sắt thép các loại

0

148.711

*

+13,43

Các mặt hàng chính Việt Nam nhập khẩu từ Đức gồm: phương tiện vận tải và phụ tùng (486,86 triệu USD), máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng (379,6 triệu USD), sản phẩm hóa chất (52,76 triệu USD), ô tô các loại (29,13 triệu USD)…

Mặc dù kim ngạch XNK với Việt Nam chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng giá trị kim ngạch ngoại thương của Đức, nhưng Đức vẫn coi Việt Nam là một thị truờng tiềm năng và là bạn hàng quan trọng.

Đức là một thị trường rất lớn, phát triển bền vững và có chính sách thương mại mở.  Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt nam sang Đức còn rất nhỏ bé so với các nước khác trong khu vực nhưng tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt khá.

Lưu ý khi xuất khẩu sang Đức: Để xuất khẩu vào thị trường châu Âu nói chung và thị trường Đức nói riêng, trước tiên, doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ: Các chính sách về thuế và thuế suất, thủ tục hải quan, những quy định hạn chế nhập khẩu, yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, các kênh phân phối chủ yếu tại Đức, văn hóa kinh doanh của người Đức.

Yêu cầu về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và vệ sinh an toàn thực phẩm được người tiêu dùng Đức đặt lên rất cao. Đây cũng chính là khía cạnh của đạo đức kinh doanh tại thị trường Đức. Ngoài ra, bao bì đóng gói bắt mắt cũng là yếutố quyết định cho sản phẩm xuất khẩu của DN.

Phương thức giới thiệu sản phẩm đến được vơi người tiêu dùng Đức một cách nhanh nhất là thông qua các kênh hội chợ chuyên ngành, từ đó quảng bá thương hiệu cũng như tiếp cận được với các hợp đồng thương mại tiềm năng. Các hội chợ tiềm năng của Đức dành cho doanh nghiệp Việt Nam là: Hội chợ Du lịch, hàng nông sản, thực phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ, rau quả tươi, điện tử tiêu dùng và điện tử dân dụng, nước và môi trường.

Doanh nghiệp Việt nên tìm hiểu yêu cầu của thị trường Đức như thế nào với sản phẩm nhập khẩu; cần phải chắc chắn rằng, sản phẩm của mình không gặp vấn đề gì khi xuất khẩu, và điều quan trọng là cần phải tìm ra được kênh phân phối phù hợp nhất cho ngành hàng của mình đến được với người tiêu dùng Đức.

Nguồn: Vinanet