Đây là một thị trường rộng lớn, dân số đông, nhu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã hàng hoá không quá khắt khe như nhiều thị trường khác.

Hơn nữa, giá cả, chất lượng và chủng loại nhiều sản phẩm hàng Việt Nam khá thích ứng với thị trường này.

Về thị trường theo nước kỳ đầu tháng 7/2009, top năm nước đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu là Senegal chiếm 23,46%, Mozambique là 14,34%, Congo 12,71%, Nam Phi 8,19% và Nigieria 8,09%.

Algeria - được các doanh nghiệp Việt Nam đánh giá là một thị trường xuất khẩu có tiềm năng lớn của châu Phi. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu nước này lên tới trên 39 tỉ USD, trong đó kim ngạch nhập hàng thực phẩm là 7,7 tỉ USD. Trong những năm tới, Algeria vẫn phải nhập khẩu thực phẩm vì sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Algeria có nguồn dự trữ ngoại hối dồi dào và dự trữ vàng đảm bảo nguồn tài chính cho nhập khẩu trong thời gian dài. Trong khi đó, thị phần của Việt Nam tại Algeria còn rất nhỏ (kim ngạch năm cao nhất đạt trên 97 triệu USD, chiếm khoảng 0,25% tổng kim ngạch nhập khẩu của Algeria). Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Algeria trong những năm qua là: cà phê, gạo, hạt tiêu, thuỷ sản, giày dép, may mặc. Các mặt hàng có tiềm năng khác mà các doanh nghiệp cần chú ý khai thác là vật liệu xây dựng, máy tính, đồ điện gia dụng, điện tử và linh kiện.

Trong 15 ngày đầu tháng 7/2009, Senegal tiêu thụ nhiều nhất và phổ biến là nhập khẩu gạo 100% tấm. Giá gạo loại này tăng nhẹ so với kỳ trước, tuy nhiên đã giảm về lượng. Đứng thứ hai là Congo, nước này tiêu thụ chủ yếu là gạo 25%, giá loại gạo này giảm nhẹ 10% trong kỳ qua. Về thuỷ , hải sản, Algeria đang là thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất của Việt Nam tại châu Phi, chủ yếu là cá tra phile đông lạnh.

Hàng dệt may, màn tuyn có tẩm thuốc chống muỗi vẫn được các nước tiêu thụ mạnh như Nigeria, Kenya, Zambia và Burundi. Thị trường Nam Phi vẫn được coi là thị trường tiêu thụ nhiều chủng loại hàng dệt may của Việt Nan, trong kỳ vừa qua nước này có nhập khẩu thêm quần soọc nữ màu trắng và găng tay.

Nguồn: Vinanet