(VINANET) Theo số liệu thống kê, tháng 1/2015, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của cả nước đạt 588,67 triệu USD, tăng 10,34% so với cùng kỳ năm 2014.
Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ các loại gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam, trong tháng đầu năm xuất khẩu sang thị trường này đạt 213,49 triệu USD, chiếm 36,27% trong tổng kim ngạch, đạt mức tăng trưởng 14,37% so với cùng kỳ.
Đứng sau thị trường Hoa Kỳ là Trung Quốc với 83,54 triệu USD, chiếm 14,19%, giảm 7,75%; Nhật Bản 82,98 triệu USD, chiếm 14,1%, tăng 22,47%.
Mặc dù tiềm năng xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Hoa Kỳ còn rất lớn, song thị trường này đang đòi hỏi khắt khe hơn về tính hợp pháp nguồn nguyên liệu gỗ làm ra sản phẩm.
Theo ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch HAWA, hiện Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trong những nước cung ứng đồ gỗ cho thị trường Hoa Kỳ. Năm 2014, giá trị xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 2,23 tỷ USD, tăng 11,1% so với năm Italia, Canada đang chịu ảnh hưởng suy thoái, thu hẹp sản xuất lại, nên tiềm năng tại thị trường Hoa Kỳ cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam là rất lớn.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang thắt chặt các điều kiện pháp lý về nguồn gốc nguyên liệu khi nhập các sản phẩm gỗ. Cụ thể, nếu sản phẩm gỗ không rõ nguồn gốc nguyên liệu hoặc nguyên liệu bất hợp pháp sẽ bị loại khỏi thị trường này.
Khái niệm “bất hợp pháp” của Hoa Kỳ cũng rất khắt khe, ví dụ: Một khu rừng được cấp phép cho khai thác 100 cây mà doanh nghiệp khai thác 101 cây thì nguồn gốc gỗ đó được coi là bất hợp pháp.
Hiện tại, nguồn nguyên liệu gỗ trong nước mới đáp ứng được 50% cho sản xuất nên phần còn lại, Việt Nam phải nhập khẩu. Năm 2014, Việt Nam nhập 1,639 tỷ USD gỗ nguyên liệu.
Hai thị trường lớn là Hoa Kỳ và châu Âu đang có cái nhìn không mấy thiện cảm về tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu ở Lào và Campuchia. Do đó, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam nên hạn chế nhập gỗ nguyên liệu từ hai nước này.
Theo dự báo của HAWA, xu hướng đồ gỗ tại thị trường Hoa Kỳ trong năm 2015 là hiện đại, sang trọng, thanh thoát và sáng tạo trong thiết kế. Trong đó, các mặt hàng gỗ được xuất khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là nội thất phòng ngủ, nhà bếp, bộ phận nội thất, ghế các loại, nội thất văn phòng, …
Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, ngành gỗ sẽ phải đối mặt với không ít thách thức để có thể đạt được mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 7 tỷ USD trong năm 2015. Được biết, đến hết năm 2015, Hiệp định Đối tác tự nguyện về thực thi lâm luật, quản trị và thương mại lâm sản (VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) dự kiến sẽ kết thúc đàm phán và được ký kết. Theo đó, yêu cầu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên EU phải có nguồn gốc rõ ràng. Hơn nữa, trong giai đoạn hội nhập sâu rộng như hiện nay, các sản phẩm gỗ của nước ta sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ sản phẩm của nhiều nước phát triển về gỗ trên thế giới. Các doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp sản xuất và chế biến gỗ sẽ tiếp tục phải đối mặt với chi phí sản xuất gỗ vẫn cao, đặc biệt là phí vận tải, trong đó có vận tải bằng đường thủy.
Số liệu của TCHQ về xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tháng 1/2015. ĐVT: USD
Thị trường
|
T1/2015
|
T1/2014
|
T1/2015 so với T1/2014(%)
|
Tổng kim ngạch
|
588.673.532
|
533.515.645
|
+10,34
|
Hoa Kỳ
|
213.493.552
|
186.673.928
|
+14,37
|
Trung Quốc
|
83.544.990
|
90.560.837
|
-7,75
|
Nhật Bản
|
82.981.607
|
67.758.403
|
+22,47
|
Hàn Quốc
|
38.944.793
|
36.494.526
|
+6,71
|
Anh
|
29.090.533
|
25.703.801
|
+13,18
|
Đức
|
15.388.373
|
17.480.438
|
-11,97
|
Canada
|
13.473.075
|
10.462.737
|
+28,77
|
Australia
|
13.404.622
|
11.841.625
|
+13,20
|
Pháp
|
10.180.780
|
11.424.611
|
-10,89
|
Hà Lan
|
8.749.669
|
6.468.148
|
+35,27
|
Đài Loan
|
7.017.991
|
7.919.838
|
-11,39
|
Hồng Kông
|
5.187.971
|
7.486.273
|
-30,70
|
Bỉ
|
4.720.297
|
3.227.580
|
+46,25
|
Ấn Độ
|
4.251.196
|
3.679.363
|
+15,54
|
Malaysia
|
4.137.101
|
3.939.078
|
+5,03
|
Tây Ban Nha
|
3.188.007
|
3.003.032
|
+6,16
|
Italia
|
3.163.476
|
5.029.480
|
-37,10
|
Thụy Điển
|
2.971.010
|
2.920.859
|
+1,72
|
Ba Lan
|
2.285.511
|
2.287.434
|
-0,08
|
Thái Lan
|
2.089.554
|
887.760
|
+135,37
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
1.935.779
|
2.524.639
|
-23,32
|
Đan Mạch
|
1.837.938
|
2.589.830
|
-29,03
|
Tiểu VQ Arập TN
|
1.721.246
|
1.179.770
|
+45,90
|
Ả Râp Xê Út
|
1.717.905
|
1.857.078
|
-7,49
|
New Zealand
|
1.668.803
|
2.375.114
|
-29,74
|
Singapore
|
1.133.142
|
822.866
|
+37,71
|
Nauy
|
1.088.818
|
624.992
|
+74,21
|
Nam Phi
|
1.079.453
|
802.689
|
+34,48
|
Hy Lạp
|
990.947
|
491.680
|
+101,54
|
Cô Oét
|
837.203
|
276.076
|
+203,25
|
Mexico
|
592.676
|
373.559
|
+58,66
|
Nga
|
584.057
|
1.229.041
|
-52,48
|
Phần Lan
|
580.360
|
637.793
|
-9,00
|
Bồ Đào Nha
|
515.401
|
345.726
|
+49,08
|
Thụy Sỹ
|
430.001
|
960.422
|
-55,23
|
Áo
|
416.274
|
750.016
|
-44,50
|
Séc
|
140.724
|
280.130
|
-49,76
|
Campuchia
|
100.944
|
325.180
|
-68,96
|
Thủy Chung
Nguồn: Vinanet