(VINANET) - Thái Lan luôn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á. Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Thái Lan trong khu vực ASEAN và là đối tác thương mại lớn thứ 9 của Thái Lan trên thế giới. Năm 2012, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt khoảng 9 tỷ USD; riêng 7 tháng đầu năm 2013 đạt 5,34 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Thái Lan là 3,49 tỷ USD và xuất khẩu là 1,85 tỷ USD.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ Việt Nam, 7 tháng đầu năm 2013 Thái Lan là một trong những thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD – đạt 1,8 tỷ USD, chiếm 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Các mặt hàng chính Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan là điện thoại các loại và linh kiện – đây là nhóm hàng đạt kim ngạchh cao nhất, đạt 412 triệu USD, tăng 126,56%; kế đến là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 208,7 triệu USD, tăng 87,36%; dầu thô đạt 197,6 triệu USD, tăng 220,94%; máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác đạt 138,2 triệu USD, tăng 4,08%... so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu tuy kim ngạch chỉ đạt 20,8 triệu USD, nhưng lại là mặt hàng có sự tăng trưởng vượt bậc, tăng 377,4% so với 7 tháng năm 2012.

Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Thái Lan 7 tháng 2013

ĐVT: USD
 
KNXK 7T/2013
KNXK 7T/2012
% so sánh
Tổng kim ngạch
1.850.351.738
1.376.918.193
34,38
Điện thoại các loại và linh kiện
412.051.959
181.873.204
126,56
phương tiện vận tải và phụ tùng
208.784.095
111.436.969
87,36
Dầu thô
197.619.878
61.574.745
220,94
máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác
138.232.978
132.816.339
4,08
sắt thép các loại
132.726.164
101.612.931
30,62
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
91.022.841
129.078.533
-29,48
Hàng thủy sản
76.727.604
69.995.019
9,62
xơ, sợi các loại
38.532.880
47.613.883
-19,07
Kim loại thường khác và sản phẩm
31.182.235
19.625.116
58,89
hàng dệt, may
28.356.690
29.461.994
-3,75
sản phẩm hóa chất
27.050.568
24.685.087
9,58
sản phẩm từ chất dẻo
24.764.423
39.585.666
-37,44
chất dẻo nguyên liệu
24.255.053
32.613.104
-25,63
hạt điều
22.861.096
22.765.452
0,42
sản phẩm từ sắt thép
21.289.085
13.442.396
58,37
xăng dầu các loại
20.876.891
4.373.036
377,40
sản phẩm gốm, sứ
20.108.676
24.154.644
-16,75
hàng rau quả
17.711.520
11.474.492
54,36
giày dép các loại
14.887.166
9.863.353
50,93
cà phê
14.767.444
40.758.564
-63,77
dây điện và dây cáp điện
11.641.197
8.625.362
34,96
bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
8.941.002
11.953.998
-25,20
hạt tiêu
8.463.524
4.483.117
88,79
gỗ và sản phẩm gỗ
5.840.183
3.839.808
52,10
giấy và các sản phẩm từ giấy
5.632.596
10.574.683
-46,74
than đá
5.546.789
13.196.949
-57,97
sản phẩm từ cao su
5.522.336
3.010.032
83,46
hóa chất
5.089.908
10.545.893
-51,74
túi xách, ví, vali, mũ và ô dù
3.539.682
2.328.312
52,03
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
3.085.917
2.680.516
15,12
đá quý, kim loại quý và sản phẩm
1.113.731
882.306
26,23
quặng và khoáng sản khác
86.437
4.256.895
-97,97
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ TCHQ)

Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan các mặt hàng như: thức ăn gia súc và nguyên liệu,dược phẩm, phân bón, sữa và sản phẩm, ngô…. trong đó có 6 nhóm chiếm kim ngạch lớn trên 100 triệu USD như: xăng dầu các loại, hóa chất, sản phẩm hóa chất, chất dẻo nguyên liệu, giấy các loại, vải các loại, máy vi tính sản phẩm, hàng điện gia dụng và linh kiện, máy móc thiết bị, linh kiện phụ tùng…

Tính trong 5 tháng đầu năm, Việt Nam đã có 7 dự án đầu tư sang Thái Lan với tổng vốn đầu tư đạt 11,35 triệu USD; còn Thái Lan đứng thứ 10 trong 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đăng ký đầu tư tại Việt Nam với 300 dự án, trị giá 6,11 tỷ USD.

Hướng đến Việt Nam như một thị trường đầy tiềm năng, vừa qua (ngày 20/8), Viện Thực phẩm Thái Lan – NFI (thuộc Bộ Công nghiệp Thái Lan) phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức Chương trình giao lưu doanh nghiệp Việt Nam – Thái Lan và trưng bày sản phẩm ngành thực phẩm tại Tp. Hồ Chí Minh.

Chương trình lần này, thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và Thái Lan, nhằm mục tiêu gặp gỡ trực tiếp, tìm kiếm đối tác, nhu cầu nhập khẩu, làm đại lý hoặc các cơ hội hợp tác trong ngành thực phẩm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Thái Lan còn trưng bày, giới thiệu đa dạng mặt hàng thuộc ngành thực phẩm như: bánh kẹo, nước giải khát, bún các loại, nước sốt, gia vị; sản phẩm chế biến từ nông sản gồm xoài sấy, gừng sấy, mứt dâu… Hàng hóa Thái Lan ngày càng phổ biến ở thị trường Việt Nam, trở thành sự lựa chọn của người tiêu dùng do đáp ứng được nhu cầu về chất lượng sản phẩm.

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam , Việt Nam và Thái Lan đang phấn đấu tăng kim ngạch trao đổi thương mại thêm 20% mỗi năm và đặt mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ USD vào năm 2020. Trong đó, hai bên tiếp tục duy trì cơ chế hợp tác xuất khẩu gạo; thúc đẩy liên kết khai thác tuyến đường hành lang Đông – Tây; tăng cường hợp tác trong khuôn khổ các diễn đàn khu vực và quốc tế.

 

Nguồn: Vinanet