Kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Angola được ký lại năm 2008, trao đổi thương mại giữa 2 nước đã có những sự phát triển tích cực. Tuy nhiên, trong khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Angola luôn tăng trưởng đều đặn thì danh mục mặt hàng xuất khẩu biến động mạnh qua các năm và rất không ổn định. Nhiều mặt hàng năm trước có nhưng năm sau không xuất hiện trong danh mục mặt hàng xuất khẩu sang Angola, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Kể từ sau khi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Angola được ký lại năm 2008, trao đổi thương mại giữa 2 nước đã có những sự phát triển tích cực. Tuy nhiên, trong khi kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Angola luôn tăng trưởng đều đặn thì danh mục mặt hàng xuất khẩu biến động mạnh qua các năm và không ổn định. Nhiều mặt hàng năm trước có nhưng năm sau không xuất hiện trong danh mục mặt hàng xuất khẩu sang Angola, ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Angola. ĐVT: triệu USD

 

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

Xuất khẩu

152

88,77

110,8

68,8

115,8

127,7

81,1

Nhập khẩu

3,9

1,56

4,7

5,3

9,4

13,4

35,3

Tổng

156

90

116

74,1

125,2

141,1

116,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Angola trong năm 2014 giảm đáng kể, đạt khoảng 116,4 triệu USD, giảm 17,5% so với năm 2013 (141,1 triệu USD). Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Angola chỉ đạt 81,1 triệu USD, giảm tới 36,5%; trong khi nhập khẩu của Việt Nam từ quốc gia này tăng tới 163,4% so với cùng kỳ năm 2013, đạt 35,3 triệu USD.

Trong năm 2014, nhiều mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Angola có kim ngạch giảm, trong đó, gạo là mặt hàng có kim ngạch giảm sút mạnh nhất. Trong năm 2014, kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt được 7,1 triệu USD, giảm trên 85% so với năm 2013. Việt Nam xuất khẩu gạo chủ yếu phục vụ người châu Á tại Angola do dân bản địa chủ yếu dùng lúa mì và ngô làm lương thực chính và có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo qua các doanh nghiệp trung gian của UAE hoặc Nam Phi. Ngoài ra, xuất khẩu một số mặt hàng chính khác cũng giảm mạnh, bao gồm: sản phẩm dệt may đạt 11,8 triệu USD, giảm 31,16%; phân NPK đạt xấp xỉ 5 triệu USD, giảm tới 63,31%; Clanke đạt 7,1 triệu USD, giảm 12,18%....

Ngược lại, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu thấp trong năm 2013 nhưng lại tăng trưởng khả quan trong năm 2014. Trong đó, mặt hàng sắt thép các loại tăng trưởng mạnh nhất, từ 0,2 triệu USD trong năm 2013 lên 2,5 triệu USD trong năm 2014, cà phê đạt 2,9 triệu USD, tăng 352%; điện thoại di động và linh kiện đạt 3,2 triệu USD, tăng 115%; sữa và sản phẩm sữa đạt 3,7 triệu USD, tăng 45,2%...

Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang thị trường Angola. ĐVT: triệu USD

Tên mặt hàng

2014

2013

Tăng/Giảm (%)

Sản phẩm dệt may

11.837.328

17.194.752

-31,16

Hàng hóa khác

7.399.601

3.583.009

106,52

Gạo

7.142.763

48.720.312

-85,34

Clanke

7.082.014

8.064.375

-12,18

Hàng hải sản

6.750.320

3.885.603

73,73

Phân NPK

4.998.168

13.623.460

-63,31

Sữa và sản phẩm sữa

3.677.307

2.532.662

45,20

Điện thoại di động và linh kiện

3.205.721

1.491.252

114,97

Cà phê

2.893.314

639.650

352,33

Sắt thép các loại

2.474.036

183.660

1247,07

Bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc

2.414.842

1.475.760

63,63

Tổng kim ngạch

81.089.319

127.691.596

- 36,5

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Angola tập trung chủ yếu vào 02 mặt hàng, bao gồm khí đốt hóa lỏng và sắt thép phế liệu, chiếm tỷ trọng xấp xỉ 97% tổng kim ngạch nhập khẩu. Đặc biệt, trong năm 2014, mặc dù khí đốt hóa lỏng lần đầu tiên được doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Angola nhưng có kim ngạch đạt 18,5 triệu USD, chiếm tỷ trọng 52,4%. Trong khi đó, sắt thép các loại đạt 15,6 triệu USD, tăng trưởng 17,3% chiếm tỷ trọng 44,2%.

Ngoài ra, các mặt hàng nhập khẩu khác của Việt Nam từ Angola, như gỗ và sản phẩm gỗ, thức ăn gia súc và nguyên liệu, vải… có kim ngạch thấp hoặc không đáng kể.

Mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ thị trường Angola. ĐVT: USD

Tên mặt hàng

2014

2013

Tăng/Giảm (%)

Khí đốt hóa lỏng

18.472.532

-

-

Sắt thép phế liệu

15.563.003

13.283.865

+ 17,3

Gỗ & sản phẩm gỗ

925.794

50.000

+ 1700

Thức ăn gia súc & nguyên liệu

323.500

-

-

Vải

13.585

-

-

Hàng hoá khác

76

2.363

- 96,78

Tổng kim ngạch nhập khẩu

35.298.490

13.336.228

+ 163,4

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam

Nền kinh tế Angola đang từng bước được tái thiết sau hơn 20 năm nội chiến, tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát được được kiểm soát (từ 325% năm 2000 xuống còn 7,84% năm 2013). GDP của Angola tăng mạnh từ 3,8% trong năm 2011 lên hơn 8% trong năm 2012, và đạt 7,4% trong năm 2013. Hiện nay, cộng đồng người Việt Nam làm ăn sinh sống tại Angola là cộng đồng Việt kiều đông nhất ở Châu Phi. Theo ước tính của Đại sứ quán Việt Nam tại Angola có khoảng trên 60.000 người (năm 2013), bao gồm chuyên gia y tế, giáo dục, con em chuyên gia, người thân, lao động tự do.

Xét về tổng thể, với dân số gần 20 triệu người cùng sức tiêu thụ tốt, Angola là thị trường mở và đầy tiềm năng đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Những mặt hàng mà bạn cần ta hoàn toàn có khả năng đáp ứng như là gạo, hàng may mặc, giầy dép, các thiết bị máy móc... Hơn nữa, Việt Nam và Angola lại có quan hệ truyền thống tốt đẹp và bạn đánh giá rất cao sự hợp tác, giúp đỡ của ta. Cộng đồng người Việt Nam và chuyên gia Việt Nam làm ăn sinh sống tại Angola cũng là một cầu nối để hàng của ta có thể thâm nhập vào thị trường này và vươn ra những nước lân cận.

Nguồn: vietnamexport.com

 

Nguồn: Tin tham khảo