(VINANET) – Trái ngược với tăng trưởng kim ngạch tháng đầu tiên của năm 2015, sang tháng 2, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gốm sứ giảm so với tháng 1, giảm 38,8% tương đương với 30,1 triệu USD. Nhưng tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 2/2015, kim ngạch xuất khẩu hàng gốm sứ đạt 78,9 triệu USD, tăng 1,75% so với cùng kỳ năm 2014.
Việt Nam xuất khẩu hàng gốm sứ sang các thị trường như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia, Anh…Ba thị trường chính xuất khẩu hàng gốm sứ của Việt Nam, chiếm tới 41% thị phần bao gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan. Trong đó Hoa Kỳ chiếm 15,1% thị phần, nhưng tốc độ xuất khẩu sang thị trường này lại giảm 5,25% so với cùng kỳ. Thứ hai là thị trường Nhật Bản, chiếm 14,9%, với 11,8 triệu USD, giảm 12,23% và cuối cùng là Đài Loan, giảm 5,11% tương đương với 8,5 triệu USD.
Nhìn chung, 2 tháng đầu năm 2015, xuất khẩu hàng gốm sứ sang các thị trường đều có tốc độ tăng trưởng âm, số thị trường này chiếm 59,2%, trong đó xuất khẩu sang thị trường Thụy Sỹ giảm mạnh nhất, giảm 97,12% với 26,6 nghìn USD và Nga giảm 69,63%, tương đương 191,9 nghìn USD.
Ngược lại, số thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 40%. Đáng chú ý, xuất khẩu hàng gốm sứ sang Ấn Độ tuy kim ngạch chỉ đạt 574,8 nghìn USD, nhưng lại có tốc độ tăng trưởng vượt trội, tăng 251,55%; thị trường có tốc độ tăng trưởng thứ hai là Thái Lan, tăng 121,36%, kim ngạch đạt 4,6 triệu USD và Hà Lan tăng 101,86%, đạt 2,3 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu sản phẩm gốm sứ 2 tháng 2015 – ĐVT: USD
Thị trường
|
2T/2015
|
2T/2014
|
% so sánh 2T/2015 với 2T/2014
|
tổng KN
|
78.976.561
|
77.620.723
|
1,75
|
Hoa Kỳ
|
11.978.054
|
12.641.888
|
-5,25
|
Nhật Bản
|
11.834.948
|
13.483.943
|
-12,23
|
Đài Loan
|
8.550.099
|
9.010.690
|
-5,11
|
Thái Lan
|
4.607.008
|
2.081.251
|
121,36
|
Campuchia
|
4.264.690
|
4.197.975
|
1,59
|
Anh
|
3.877.045
|
2.819.346
|
37,52
|
Malaixia
|
2.840.975
|
2.904.808
|
-2,20
|
Hàn Quốc
|
2.524.851
|
2.335.023
|
8,13
|
Đức
|
2.495.708
|
3.780.070
|
-33,98
|
Hà Lan
|
2.315.674
|
1.147.185
|
101,86
|
Đan Mạch
|
1.599.529
|
1.212.448
|
31,93
|
Australia
|
1.464.668
|
1.656.941
|
-11,60
|
Italia
|
1.213.599
|
1.284.470
|
-5,52
|
Philippin
|
1.145.428
|
1.784.371
|
-35,81
|
Canada
|
1.120.776
|
911.662
|
22,94
|
Lào
|
1.077.023
|
993.527
|
8,40
|
Pháp
|
806.315
|
1.259.995
|
-36,01
|
Bỉ
|
703.173
|
1.162.432
|
-39,51
|
Indonesia
|
624.423
|
693.683
|
-9,98
|
Thuỵ Điển
|
588.104
|
645.483
|
-8,89
|
Xingapo
|
553.933
|
614.066
|
-9,79
|
Ấn Độ
|
457.882
|
130.247
|
251,55
|
Tây Ban Nha
|
423.321
|
492.593
|
-14,06
|
Hongkong
|
326.616
|
243.162
|
34,32
|
Trung Quốc
|
269.588
|
259.599
|
3,85
|
Nga
|
191.915
|
631.840
|
-69,63
|
Thụy Sỹ
|
26.658
|
924.917
|
-97,12
|
(Nguồn số liệu: Thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam)
Để tăng cường hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sang thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, vừa qua, ngày 20/3 Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Bộ Công Thương đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN - Nhật Bản tổ chức Hội thảo tư vấn thiết kế sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) sang thị trường Nhật Bản. Hội thảo được tổ chức nhằm giúp doanh nghiệp ngành TCMN Việt Nam tăng cường năng lực thiết kế sản phẩm, tiếp cận thị hiếu tiêu dùng và mở rộng hơn nữa cơ hội xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.
Phó Cục trưởng Cục XTTM- cho biết, hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian qua phát triển khá nhanh chóng cả về số lượng và kim ngạch. Theo thống kê sơ bộ, hiện Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,5 tỷ USD giá trị hàng TCMN mỗi năm. Trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng hơn nữa bởi Việt Nam là quốc gia còn rất nhiều tiềm năng. Đặc biệt, với lực lượng làng nghề đông đảo Việt Nam có năng lực cung ứng sản phẩm chất lượng tốt với mẫu mã đa dạng và nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Tuy nhiên, hàng TCMN của Việt Nam còn bộc lộ nhiều nhược điểm cần khắc phục. Đầu tiên là vấn đề thiết kế, đây là điểm yếu nhất của hàng TCMN Việt Nam. Thiết kế vẫn chủ yếu dựa trên mẫu mã truyền thống việc tiếp cận và hấp thu yêu cầu về thiết kế của thị trường nước ngoài tương đối ít. Có một số doanh nghiệp đã tìm cách tiếp cận nhưng vẫn hạn chế, số lượng ít. Đa số làng nghề vẫn sản xuất gia công trên cơ sở mẫu mã của khách hàng. Cùng đó, do chưa được đào tạo bài bản tay nghề của người lao động còn chưa đồng đều, khó có thể sản xuất những đơn hàng lớn.
Phó Trưởng phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư, Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và du lịch ASEAN - Nhật Bản đánh giá cao tay nghề và sản phẩm TCMN của Việt Nam. Một trong những lý do hàng Việt Nam chưa vào Nhật Bản được nhiều là do quy cách tiêu chuẩn của người tiêu dùng Nhật Bản với hàng hóa rất cao. Hàng TCMN Việt Nam chưa vào được thị trường Nhật Bản không phải do chất lượng của hàng hóa không tốt mà có thể do sự khác biệt trong tiêu thụ hàng hóa mang tính văn hóa, lịch sử mà doanh nghiệp Việt Nam chưa nắm bắt được.
Để đẩy mạnh hơn nữa hàng TCMN vào thị trường Nhật Bản, Phó Trưởng phòng Xúc tiến thương mại và đầu tư cũng khuyến cáo: Doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiều kỹ hơn về thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản để sản xuất ra những mặt hàng phù hợp. Các doanh nghiệp đặc biệt lưu ý tới khâu thiết kế mẫu mã, sản phẩm đáp ứng được yếu tố độc đáo, truyền thống và thuận tiện cho người sử dụng.
Cách nhanh nhất để doanh nghiệp Việt Nam tìm được khách hàng là tham dự các hội chợ triển lãm chuyên ngành. Với những sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam đạt giải Thiết kế đẹp của Nhật Bản năm 2014 vào tháng 6/2015 chuyên gia thiết kế của Nhật Bản sẽ sang tư vấn tạo ra mẫu sản phẩm. Tháng 10/2015 sẽ công bố sản phẩm tại triển lãm thường nhật của Nhật Bản. Các sản phẩm cũng sẽ được Viện Phát triển thiết kế Nhật Bản quảng bá. Đến tháng 2/2016 các doanh nghiệp này sẽ mời tham dự hội chợ tại Nhật Bản và triển khai bán hàng.
Nguồn: Vinanet, Báo Công thương điện tử