Năm quận bị ảnh hưởng là Fukushima, Ibaraki, Tochigi, Gunma và Chiba.
Ông Tsai Ming-yao - Tổng thư ký Hiệp hội Quan hệ Đông Á, cho biết Đài Loan sẽ đàm phán với Nhật Bản để giải quyết vấn đề này. Ông cho biết nhiều nước đã cho phép nhập khẩu.
Hoa Kỳ, Australia, EU, Singapore và Việt Nam đều đã dỡ bỏ hoặc nới lỏng các qui định liên quan đến quận Fukushima. Năm ngoái, Nga đã loại bỏ quận Aomori Prefecture ra khỏi danh sách các quận bị cấm, sau một báo cáo triển vọng từ Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế vào tháng 9/2014.
Quyết định này được đưa ra gần cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Ma Ying-jeou. Mới đây, Ông Ma Ying-jeou cũng đề nghị Nhật Bản hỗ trợ cho Đài Loan sau một trận động đất lớn ở miền nam Đài Loan vào ngày 6/2, hỗ trợ tấm nhựa, thùng chứa và quyên góp 1 triệu USD (tương đương 887 triệu EUR) cho Hội Chữ thập đỏ của Đài Loan. Ông Mikio Numata – đại diện của Nhật Bản tới Đài Loan cho biết, nếu lệnh cấm không được giải quyết trong nhiệm kỳ của Ông Ma Ying-jeou, thì Nhật Bản sẽ không thực hiện được trong nhiệm kỳ Tổng thống đắc cử Tsai Ing-wen nhậm chức ngày 20/5.
Ngoài lệnh cấm nhập khẩu từ 5 quận trên, trong tháng 5/2015 Đài Loan cũng đã ban hành quy định yêu cầu phải ghi nhãn thực phẩm nhập khẩu từ Nhật Bản, phải ghi rõ quận sản xuất, sau khi thực phẩm nhập khẩu của Nhật Bản bị cấm đã xuất hiện thực phẩm nhập lậu. Chín loại thực phẩm bao gồm thủy sản tươi sống, đông lạnh và rong biển, từ các quận khác của Nhật Bản cũng bị kiểm soát hàng loạt.
Đài Loan trước đó đã dự định sẽ cho phép nhập khẩu các sản phẩm thực phẩm nhất định từ các quận Ibaraki, Gunma, Tochigi và Chiba, nhưng vẫn duy trì lệnh cấm các sản phẩm từ quận Fukushima. Có khả năng sẽ phải tiếp tục dán nhãn thực phẩm nhập khẩu từ những quận này, giúp người tiêu dùng phân biệt rõ sản phẩm từ những quận này, ngay cả khi nhập khẩu trở lại.
Các quan chức Nhật Bản cho biết, tất cả các sản phẩm thực phẩm xuất khẩu từ các quận này đều phải kiểm tra và 99,9% sản phẩm phải được chứng minh an toàn. Điều này nghĩa là chỉ có 1/1000 mẫu sản phẩm là không an toàn, nhưng các giới hạn về phóng xạ của Nhật Bản được qui định chỉ ở mức 100 Bq/kg, so với qui định của Hoa Kỳ là 1.200 Bq/kg.
Các nhóm sản phẩm đôi khi vượt quá mức độ an toàn của Nhật Bản là rau rừng, thú rừng, nấm rừng, cá nước ngọt và cá đáy đại dương. Cá nước ngọt đang bị ảnh hưởng nhiều bởi bức xạ từ các lưu vực sông suối. Các loài cá đáy như cá tuyết có thể ăn phải cặn chất phóng xạ.
Loài ít nhiễm phóng xạ nhất là các động vật không xương. Sò điệp trước đây thường được xuất khẩu sang Đài Loan và đây có khả năng sẽ là một trong những sản phẩm được hưởng lợi nhiều nhất sau khi lệnh cấm được dỡ bỏ.
Thủy Chung