Giới đầu tư đang theo dõi sát sao kết quả kinh doanh của các nền kinh tế lớn để nhận diện những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế có đang tiến tới suy thoái hay không. Tuy nhiên, cho đến nay người tiêu dùng đang gửi đi những tín hiệu trái chiều. Mặc dù giá nhiên liệu và lương thực tăng kỷ lục nhưng dữ liệu chi tiêu thẻ tín dụng cho thấy nhiều người dân Mỹ vẫn đang chi tiền cho các chuyến du lịch và các chi tiêu xa xỉ khác. 

Nhà bán lẻ Walmart đã đưa ra cảnh báo về triển vọng lợi nhuận vào thứ 2 (25/07). Khách hàng của họ tại Mỹ - phần lớn là các hộ gia đình có thu nhập thấp, đang ưu tiên mua thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác và bớt mua sắm quần áo cũng như đồ thể thao.

Niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm tháng thứ ba liên tiếp trong tháng 7/2022 trong bối cảnh áp lực dai dẳng về lạm phát cao hơn và lãi suất tăng. 

Doanh số bán hàng của tập đoàn xa xỉ LVMH Moet Hennessy Louis Vuitton SE tăng 19% trong quý II, chỉ thấp hơn một chút so với đầu năm nay. Doanh số bán hàng túi xách và rượu cao cấp ở Châu Âu và Mỹ đã bù đắp cho sự chậm lại của nền kinh tế do ảnh hưởng của việc phong tỏa chống dịch COVID-19 ở Trung Quốc. 

Các công ty Coca Cola Co, McDonald's Corp và Unilever Plc cho biết  mặc dù giá thành sản phẩm cao hơn nhưng họ vẫn bán chạy.  

Unilever, công ty có 400 thương hiệu bao gồm Mayonnaise Hellmann,Knorr và thuốc tẩy Domestos, đã tăng doanh số bán hàng cả năm sau khi đánh bại dự báo doanh số cơ bản trong nửa đầu năm do giá thành tăng. 

Ashish Sinha, giám đốc danh mục đầu tư tại Unilever và Gabelli, cổ đông của Reckitt cho biết:" Chúng ta thấy giá cả tăng hàng tuần. Câu hỏi đặt ra là: người tiêu dùng có thể chấp nhận việc tăng giá này thêm bao lâu nữa?"

Với gần 40.000 cửa hàng trên toàn thế giới, McDonald cho biết doanh số bán hàng của họ đã tăng gần 10%, cao hơn nhiều so với mức dự kiến 6,5%.

Dù vậy, giám đốc Tài chính Kevin Ozan của McDonald cho biết họ đang cân nhắc bổ sung thực đơn giảm giá vì lạm phát tăng cao, đặc biệt là ở Châu Âu, đang khiến nhóm người tiêu dùng có thu nhập thấp chuyển sang mua các sản phẩm giá rẻ hơn.

Trong khi đó, doanh số bán hàng toàn cầu của Coca - Cola đã tăng 8% trong quý II, nhờ sự tăng trưởng ở cả các thị trường phát triển và mới nổi, trong khi giá bán trung bình tăng khoảng 12%.

Nhà phân tích Garrett Nelson của CFRA cho biết: “Kết quả của Coca - Cola là minh chứng cho giá trị thương hiệu của công ty này, vì người tiêu dùng không sẵn sàng đổi sang các loại nước uống tương tự khác mặc dù giá thành đang tăng lên”.

Công ty sản xuất giày Adidas trụ sở tại Đức đã hạ doanh thu bán hàng trong năm do hoạt động kinh doanh ở Trung Quốc phục hồi chậm.

Công ty General Motors mới đây đã tái khẳng định triển vọng lợi nhuận cả năm của mình với sự gia tăng nhu cầu dự kiến và cho biết họ đang siết chi tiêu và hạn chế tuyển dụng trước khả năng xảy ra suy thoái kinh tế. Nhưng thu nhập hàng quý của họ đã giảm 40% gây thất vọng và khiến cổ phiếu giảm. 

Thu nhập của công ty sản xuất ô tô Detroit giảm 40% trong quý II so với cùng kỳ năm ngoái do những khó khăn trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả tình trạng thiếu chip bán dẫn toàn cầu ảnh hưởng nặng nề nhất vào tháng 6. Cổ phiếu của công ty này giảm 3,5%.

Tuy nhiên, giám đốc tài chính Paul Jacobson cho biết công ty General Motors vẫn nhận thấy giá cả và nhu cầu đối với các phương tiện của mình.

Một chiếc xe bán tải của General Motors có giá khởi điểm khoảng 31.500 USD cho một mẫu Chevrolet cơ bản, trong khi một chiếc Sierra có thể lên tới 100.000 USD. Hầu hết các loại xe có giá từ 50.000 - 70.000 USD.

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)