NÔNG SẢN
Đáng chú ý nhất vẫn là mức giảm mạnh của dầu đậu tương, với gần 2%. Sự thiếu hụt nguồn cung lysine buộc các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi phải tăng hàm lượng khô đậu trong công thức cám vẫn là yếu tố chính thúc đẩy giá.
Ảnh hưởng từ mức tăng mạnh của khô đậu, giá đậu tương cũng tăng 0.54% lên mức 1292.25 cents/giạ, bất chấp các số liệu giao hàng có phần tiêu cực trong báo cáo Export Inspections.
Áp lực trái chiều với giá khô đậu, kết hợp với áp lực bán khi cả dầu thô và dầu cọ đều giảm mạnh, khiến cho giá dầu đậu giảm gần 1 cents, về mức 52.94 cents/pound.
Giao hàng ngô Mỹ trong tuần kết thúc ngày 16/12 đạt hơn 1 triệu tấn, cao hơn khoảng dự đoán đã giúp giá ngô phục hồi lại vào cuối phiên, qua đó thu hẹp mức giảm về chỉ còn 0.38%.
Lúa mì biến động mạnh theo cả 2 chiều trong phiên hôm qua, khi đã giảm gần 20 cents trong phiên sáng rồi phục hồi lại toàn bộ trong phiên tối.

NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Giá Arabica giảm 4.5% còn 224.1 cents/pound, còn giá Robusta giảm nhẹ hơn còn 1.07 cents/pound. Sự chênh lệch trong lực bán trong ngày hôm qua xuất phát từ khoảng cách lớn giữa hai Sở. Sau phiên hôm qua, mức chênh lệch này đã được thu hẹp xuống còn 53% chiết khấu cho giá Robusta.
Giá đường cũng lao đốc trong phiên hôm qua với hợp đồng đường 11 tháng 3 giảm gần 3% còn 18.6 cents/pound, hợp đồng đường trắng cùng kỳ hạn giảm 2% còn 487.8 USD/tấn. Không chỉ bị ảnh hưởng tiêu cực từ sự sụt giảm của giá dầu thô, thị trường đường cũng bị bán tháo do những lo ngại về biến thể Omicron.
Giá bông giảm 1.6% còn 105.5 cents/pound. Cũng như các mặt hàng công nghiệp khác, giá bông đi xuống cùng với các thị trường trong phiên hôm qua vì những lo ngại về dịch bệnh.

KIM LOẠI
Hai mặt hàng kim loại quý có mức giảm trung bình khoảng 1% với giá bạc đóng cửa ở mức 22.3 USD/ounce, giá bạch kim kết thúc phiên giảm về 926.4 USD/ounce. Trong một ngày mà các thị trường tài chính đều bị bán tháo vì những lo ngại về biến thể Omicron, giá bạc và bạch kim không được hỗ trợ quá nhiều bởi các nhà đầu tư đang có xu hướng nắm giữ tiền mặt.
Trong nhóm kim loại cơ bản, hầu hết các mặt hàng đều bị bán tháo trong phiên hôm qua. Giá đồng trên Sở COMEX giảm 0.03% còn 4.294 USD/pound.
Quặng sắt vẫn duy trì sắc xanh, khi giá đóng cửa tăng gần 4% lên 124.5 USD/tấn. Các kho dự trữ quặng sắt nhập khẩu ngày càng tăng tại Trung Quốc, cùng vơi những kỳ vọng về việc nới lỏng các hạn chế sản xuất thép là những yếu tố thúc đẩy lực mua trong các phiên gần đây.

NĂNG LƯỢNG
Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI giảm 2.98% xuống 68.61 USD/thùng trong khi giá Brent giảm 2.72% xuống 71.52 USD/thùng.
Trong phiên, đã có lúc giá giảm hơn 4 USD/thùng dưới tác động của một loạt các thông tin tiêu cực về COVID-19, triển vọng của kinh tế Mỹ và Trung Quốc, 2 nước đứng đầu nền kinh tế thế giới. Nguy cơ phong tỏa trong dịp nghỉ lễ Giáng sinh, Năm mới đang bao trùm các nước châu Âu EU, khi mà số ca nhiễm mới có thể sẽ tăng lên gấp đôi chỉ sau vài ngày nếu chính phủ không nhanh chóng hành động và sắt chặt hơn nữa các biện pháp kiểm dịch.
Giá dầu chỉ phục hồi trong phiên tối khi có thông tin các thành viên OPEC+ tăng mức tuân thủ các hạn ngạch đề ra trong tháng 11, do khó khăn trong việc gia tăng sản xuất.

Nguồn: Vinanet/VITIC/MXV