NÔNG SẢN
Kết thúc phiên giao dịch ngày 29/06, các mặt hàng nông sản diễn biến trái chiều nhau và trải qua một phiên giao dịch mà những thông tin cơ bản không được phản ánh hoàn toàn vào giá.
Đậu tương đóng cửa không thay đổi sau một phiên rung lắc khá mạnh trong vùng giá 1300 – 1325. Bất chấp việc chất lượng đậu tương tiếp tục duy trì ở mức 60% tốt – tuyệt vời, thấp hơn 1% so với dự đoán của thị trường, giá đậu tương đã giảm mạnh ngay khi mở cửa phiên sáng. Tuy nhiên lực mua kỹ thuật ở mức hỗ trợ tâm lý quan trọng 1300 đã giúp giá hồi phục trở lại.

Tong hop dien bien thi truong

Khô đậu tương và dầu đậu tương tiếp tục phân hóa mạnh, nhất là khi giá đậu tương đi ngang. Indonesia đang lên kế hoạch phong tỏa toàn quốc do lo ngại về đại dịch Covid và các số liệu xuất khẩu dầu cọ tháng 6 ước tính cao hơn 7.5% so với tháng trước, đã góp phần khiến giá dầu cọ Malaysia tăng lên mức cao nhất trong vòng hai tuần và ảnh hưởng tích cực đến giá dầu đậu tương.
Ngô kết phiên chỉ tăng nhẹ 0.23% nhưng diễn biến trong phiên lại xảy ra giằng co mạnh quanh mức 550. Phán quyết của Toà án tối cao Hoa Kỳ ủng hộ việc miễn trừ trách nhiệm pha chế nhiên liệu sinh học đưa ra cào thứ 6 tuần trước được cho là sẽ có ít tác động đến giá ngô. Điều này được lý giải bởi ethanol sẽ luôn được pha trộn ở tỷ lệ 10% bất kể yêu cầu có được đặt ra hay không, khác hoàn toàn với dầu diesel sinh học sẽ không nhất thiết phải pha trộn nên mức tiệu thụ ngô trong ngành công nghiệp này sẽ không giảm mạnh
Lúa mì tăng mạnh khi bước vào phiên sáng nhưng ngay sau đấy lại nhanh chóng đảo chiều bất chấp các thông tin “bullish”. Báo cáo về tiến độ vụ mùa của USDA cho thấy chất lượng lúa mì vụ xuân tiếp tục trải qua tuần thứ 5 giảm mạnh, xuống mức 27% tốt – tuyệt vời. Ngược lại, thời tiết thuận lợi tại Nga đã khiến cho hãng tư vấn IKAR tăng mức dự báo sản lượng lúa mì năm 2021 của nước này thêm 1.6 triệu tấn và trở thành yếu tố tạo áp lực lên giá mặt hàng này..
NGUYÊN LIỆU CÔNG NGHIỆP
Giá Cà phê trên hai sàn đồng loạt lao dốc. Giá Arabica kỳ hạn tháng 9 giảm 1.54% về 160.2 cents/pound, giá Robusta đóng cửa với mức giảm 2.1% về 1675 USD/tấn. Bất chấp các tin tức cơ bản về nỗi lo thời tiết và tình trạng ứ đọng hàng ở các cảng khu vực Đông Nam Á, giá Cà phê quay đầu giảm ngay từ đầu phiên do gặp lực chốt lời mạnh.

Giá đường đóng cửa giảm nhẹ 0.4%, chủ yếu do tâm lý chốt lời của giới đầu cơ sau 4 phiên tăng liên tiếp. Tuy nhiên lo ngại về thời tiết băng giá tại miền nam Brazil giúp cho giá không giảm quá mạnh.
Giá bông tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp khi chất lượng mùa vụ bông tại Mỹ vẫn duy trì ở mức 52% tốt – tuyệt vời,mặc dù tho
Giá bông tiếp tục tăng phiên thứ 3 liên tiếp khi chất lượng mùa vụ bông tại Mỹ vẫn duy trì ở mức 52% tốt – tuyệt vời, mặc dù thời tiết đã cải thiện phần nào tại Mỹ trong cuối tuần trước. Thậm chị mức độ kém – rất kém vẫn tăng thêm 1%, là yếu tố hỗ trợ giá bông trong phiên hôm qua.
KIM LOẠI
Sắc đỏ bao phủ toàn bộ các mặt hàng của thị trường kim loại. Giá Bạc giảm 1.34% còn 25.872 USD/ounce, giá Bạch kim giảm 2.74% về 1067.5 USD/ounce. Đồng USD tăng lên mức cao nhất trong hơn 1 tuần đã gây áp lực lên giá của các mặt hàng kim loại quý. Chỉ số Dollar Index tăng 0.2% lên 92.07. Việc thị trường thiếu vắng tin tức cơ bản hỗ trợ cho đà tăng của giá cũng khiến cho lực bán có phần mạnh hơn.

Ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường kim loại quý dường như cũng lan sang cả thị trường kim loại cơ bản. Giá Đồng giảm nhẹ 0.04% còn 4.2765 USD/pound, giá Quặng sắt cũng giảm 1.97 USD/tấn. Những lo ngại về biến chủng virus Delta có thể khiến cho Chính phủ nhiều nước khôi phục lại các biện pháp giãn cách và phong tỏa, khiến cho nhu cầu tiêu thụ các kim loại công nghiệp được dự báo sẽ giảm. Bên cạnh đó, việc giới cầm quyền Trung Quốc liên tục thực hiện các biện pháp kiểm soát giá cũng gây sức ép lớn lên đà tăng của Đồng và Quặng sắt..
NĂNG LƯỢNG
Giá dầu thô đã tăng trở lại trong phiên hôm qua sau bài phát biểu của Tổng thư ký OPEC cho thấy cái nhìn lạc quan về thị trường dầu. Kết thúc phiên giao dịch, giá WTI tăng 0.1% lên 72.98 USD/thùng, giá Brent tăng 0.19% lên 74.28 USD/thùng.
Tối hôm qua, trong cuộc họp Ủy ban Kỹ thuật chung (JTC), Tổng thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho biết nhu cầu dầu thô trong năm 2021 dự kiến tăng 6 triệu thùng/ngày so với 2020, trong đó mức tăng 5 triệu thùng/ngày sẽ đến từ nửa cuối năm nay. Trong khi đó, với dự trữ dầu của OECD xuống dưới mức 5 năm giai đoạn 2015-2019, với ước tính hiện nguồn cung đang thiếu hụt trên 2 triệu thùng/ngày so với nhu cầu, thị trường kỳ vọng nhóm sẽ tăng sản lượng trong thời gian tới.

OPEC vừa tuyên bố sẽ hoãn cuộc họp của Ủy ban giám sát cấp bộ trưởng chung (JMMC) 1 ngày để các nước có thêm thời gian thỏa hiệp về các quyết định chính sách. Trong bối cảnh hiện tại khi dịch COVID-19 có khả năng bùng phát trở lại, OPEC có cơ sở để thận trọng trong việc gia tăng nguồn cung.
Đà tăng của khí tự nhiên chưa có dấu hiệu dừng lại, với giá hôm qua có lúc chạm mức 3.8 USD/MMBTu, mức cao nhất kể từ tháng 4/2015, khi khí tự nhiên lần đầu vượt qua than để trở thành nguồn năng lượng sản xuất điện lớn nhất tại Mỹ.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV)