Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng 1% sau khi Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự kiến nhu cầu chuyển từ khí đốt sang dầu tăng lên trong mùa đông này do giá khí cao, mặc dù triển vọng nhu cầu vẫn ảm đạm.
Chốt phiên 14/9, dầu thô Brent tăng 93 US cent hay 1% lên 94,1 USD/thùng, trong khi dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,17 USD hay 1,3% lên 88,48 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) kỳ vọng suy thoái kinh tế ngày càng sâu rộng và nền kinh tế Trung Quốc chững lại sẽ khiến nhu cầu dầu toàn cầu chậm trong quý IV năm nay. Điều đó đã khiến giá dầu bị áp lực vào cuối năm và có thể kìm hãm các đợt phục hồi tiếp theo.
Eli Tesfaye, chiến lược gia thị trường cấp cao thuộc RJO Futures, ở Chicago, cho biết: “Tôi nghĩ giá dầu sẽ ở trong một phạm vi”, "Tôi không nghĩ rằng có thể giảm xuống 70 USD, nhưng sẽ khó có thể vượt 100 USD."
IEA cho biết sẽ có sự chuyển đổi rộng rãi từ khí đốt sang dầu để sưởi ấm, trung bình sẽ đạt 700.000 thùng mỗi ngày từ tháng 10/2022 đến tháng 3/2023 - gấp đôi mức cùng kỳ năm trước. Điều đó, cùng với kỳ vọng tổng thể về tăng trưởng nguồn cung yếu, đã giúp thúc đẩy thị trường tăng giá. Theo IEA, dự trữ dầu toàn cầu đã giảm 25,6 triệu thùng trong tháng 7/2022.
IEA cho biết tồn kho dầu trên toàn cầu đã giảm 25,6 triệu thùng trong tháng 7.
Tuy nhiên, tại Mỹ, tồn kho dầu thô tuần trước đã tăng tuần thứ hai liên tiếp, một lần nữa được thúc đẩy bởi các đợt xuất kho liên tục từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược (SPR), dữ liệu mới nhất của chính phủ cho thấy. Các kho dự trữ thương mại đã tăng 2,4 triệu thùng do 8,4 triệu thùng được giải phóng khỏi SPR, một phần của chương trình dự kiến kết thúc vào tháng tới.
Phil Flynn, nhà phân tích thuộc Price Futures Group ở Chicago, cho biết: "Dữ liệu về dầu thô cho thấy rằng một khi Mỹ giảm lượng dầu xuất từ kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, chúng ta sẽ thấy lượng tồn trữ dầu thô sụt giảm đáng kể và sẽ giữ giá dầu ở mức cao".
Tổ chức các Nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) vừa cho biết nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2022 và 2023 sẽ tăng mạnh hơn dự kiến, với những dấu hiệu cho thấy các nền kinh tế lớn đang hoạt động tốt hơn bất chấp những thách thức như lạm phát gia tăng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống dưới 1.700 USD/ounce do dự đoán Cục dự trữ Liên bang Mỹ sẽ tăng mạnh lãi suất.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay giảm 0,3% xuống 1.696,83 USD/ounce; vàng kỳ hạn tương lai giảm 0,5% xuống 1.709,1 USD/ounce. Trong phiên liền trước, giá dầu giảm mạnh nhất theo phần trăm kể từ ngày 14/7, bởi sự phục hồi của USD sau khi lạm phát của Mỹ bất ngờ gia tăng.
Thị trường đang định giá lãi suất tăng ít nhất 75 điểm cơ bản tại cuộc họp của Fed ngày 20-21/9, sau khi chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ trong tháng 8 bất ngờ tăng 0,1% so với tháng 7.
Trong khi đó USD giảm 0,2% khiến vàng rẻ hơn đối với những người mua bằng các đồng tiền khác.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao của Kitco Metals cho biết: "Các chính sách tiền tệ thắt chặt hơn sẽ làm chậm đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu, do đó sẽ làm giảm nhu cầu của người sản xuất và người tiêu dùng đối với kim loại (quý)". Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát, nhưng lãi suất tăng làm giảm nhu cầu đối với vàng vì vàng không có lãi suất.
Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết: “Vàng có thể dễ bị sụt giảm xuống mức 1.650 USD và có thể thấp hơn nhiều nếu Fed báo hiệu các đợt tăng lãi suất tích cực hơn vẫn còn ở phía trước.”.
Về các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 19,56 USD/ounce, bạch kim tăng 3% lên 904,45 USD và palladium tăng 2,7% lên 2.160,62 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng và nhôm giảm do lo ngại lãi suất tăng làm giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế và giữ USD gần mức cao nhất 20 năm.
Dữ liệu vào thứ Ba cho thấy lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến củng cố dự đoán Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào thứ Tư tới, gây ra sự bán tháo đối với các tài sản rủi ro, liên quan đến tăng trưởng những tháng gần đây chậm lại.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, ngân hàng trung ương dự kiến sẽ tạm dừng nới lỏng tiền tệ bất chấp nền kinh tế suy yếu.
"Tăng trưởng ở đâu?" Một thương nhân ở London cho biết, cho rằng giá kim loại có thể giảm hơn nữa.
Nhà phân tích Nitesh Shah của WisdomTree cho biết: "Nếu Mỹ tăng lãi suất nhanh hơn các nước khác, điều đó sẽ gây áp lực lên đồng đô la và tất cả hàng hóa được định giá bằng đô la sẽ bị ảnh hưởng."
USD tăng giá mạnh nhất một ngày kể từ tháng 3/2020, khiến các kim loại định giá bằng đồng tiền này đắt hơn cho người mua bằng các đồng tiền khác và gây áp lực lên các ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất. Tại Trung Quốc, nước tiêu thụ kim loại lớn nhất thế giới, ngân hàng trung ương dự kiến dừng việc nới lỏng tiền tệ bất chấp nền kinh tế suy yếu.
Giá đồng giao sau ba tháng trên sàn giao dịch LME giảm 0,9% xuống 7.801 USD/tấn. Giá nhôm phiên này cũng giảm 1,7% xuống 2.273 USD/tấn sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021 tại 2.227,40 USD/tấn. Cả hai kim loại này đã giảm khoảng 20% trong năm nay.
Lượng nhôm tồn trữ trên sàn LME tăng lên 345.600 tấn từ 276.050 tấn vào đầu tháng 9, càng gây áp lực giảm giá nhôm Mặc dù điều đó làm giảm bớt lo ngại về nguồn cung, nhưng lượng tòn trữ vẫn thấp dưới mức bình thường. Trong khi đó tồn trữ đồng đang giảm tại sàn giao dịch và kho ngoại quan Trung Quốc đang giảm. Nguồn cung hạn hẹp đẩy giá đồng giao ngay cao hơn khoảng 100 USD/tấn so với kỳ hạn giao sau 3 tháng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2021.
Về những kim loại khác, giá kẽm trên sàn LME tăng 0,6% lên 3.247 USD/tấn, niken giảm 0,3% xuống 24.200 USD, chì tăng 0,5% lên 1.962,50 USD và thiếc giảm 0,6% xuống 21.255 USD.
Giá sắt thép tại Trung Quốc đều giảm trong bối cảnh một cơn bão mạnh lên ở Biển Đông Trung Quốc có thể làm gián đoạn hoạt động xây dựng và các hoạt động khác ở nước này.
Giá quặng sắt giao tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên, Trung Quốc giảm 0,7% xuống 720,5 CNY/tấn, lùi xa khỏi mức cao nhất hai tuần. Giá quặng sắt giao tháng 10 tại Singapore giảm 2,8% xuống 100,45 USD/tấn.
Giá thép Trung Quốc giảm sau khi đạt mức cao nhất hai tuần trong phiên này, khiến giá thành phần sản xuất thép gồm quặng sắt giảm, những khó khăn với kinh tế toàn cầu bổ sung thêm lo lắng về nhu cầu đối với các kim loại đen.
Hợp đồng thép thanh kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải đóng cửa giảm 1,3% xuống 3.741 CNY (537,07 USD)/tấn, kết thúc chuỗi tăng 3 ngày. Thép cuộn cán nóng giảm 1,6% xuống 3.800 CNY/tấn, trong khi thép không gỉ giảm 1,8% xuống 17.065 CNY/tấn.
Lo ngại về sản lượng thép tăng nhanh chóng trong những tuần gần đây trong bối cảnh nhu cầu trong nước phục hồi mong manh, và khả năng những hạn chế Covid-19 gia tăng tại Trung Quốc cũng gây áp lực lên giá sắt thép.
Trên thị trường nông sản, giá ngô và đậu tương Mỹ giảm do hoạt động bán mang yếu tố kỹ thuật khi nhà đầu tư điều chỉnh lại các vị thế đầu tư. Trong khhi đó, giá lúa mì mạnh bởi USD giảm và tình trạng không rõ ràng về hành lang xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Kết thúc phiên, giá đậu tương Chicago kỳ hạn tháng 11 giảm 23-3/4 US cent xuống 14,55 USD, thoái lui từ sự gia tăng trong phiên đêm qua; ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 10-1/2 US cent xuống 6,82-1/4 USD/bushel. Mức kháng cự là 7 USD/bushel, một mức hợp đồng này không cao hơn kể từ ngày 22/6; lúa mì mềm đỏ vụ đông giao tháng 12 tăng 11-3/4 US cent lên 8,72-1/4 USD/bushel.
Các nhà giao dịch ngũ cốc lưu ý những lo ngại về việc nền kinh tế toàn cầu đang hạ nhiệt khiến các nhà đầu tư thoát khỏi các vị thế rủi ro đối với hàng hóa, đặc biệt là sau một đợt tăng giá mạnh. Số liệu lạm phát tháng 8 của Mỹ được công bố vào thứ Ba đã thúc đẩy kỳ vọng về việc Mỹ tăng lãi suất.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,11 US cent hay 0,6% xuống 18,27 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn, đáo hạn trong ngày 15/9, giảm 1,5 USD hay 0,2% xuống 604,8 USD/tấn, thoái lui từ mức đỉnh 10 năm của phiên trước.
Sản lượng đường tại Trung Nam Brazil trong nửa cuối tháng 8 cao h hơn dự kiến đã giúp giữ vững thị trường. Ngoài ra, Ấn Độ sẵn sàng cho phép xuất khẩu 5 triệu tấn đường trong đợt đầu tiên của năm thị trường mưới bắt đầu từ tháng 10.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên giảm 5,85 US cent hay 2,7% xuống 2,1485 USD/lb. Giá giảm phiên thứ 3 liên tiếp; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 9 USD hay 0,4% xuống 2.230 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường vẫn ở thế phòng thủ do triển vọng cây trồng ở Brazil được cải thiện với những trận mưa vào cuối tháng 9 đã thúc đẩy giai đoạn nở hoa quan trọng.
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản tăng phiên thứ 5 liên tiếp theo xu hướng giá ở thị trường Thượng Hải, song đà tăng bị hạn chế bởi chứng khoán Nhật giảm điểm.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 2/2023 trên sàn giao dịch Osaka lúc đóng cửa tăng 1,3 JPY lên 224,2 JPY (1,56 USD)/kg; cao su giao tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải tăng 160 CNY lên 12.730 CNY (1.828 USD)/tấn; cao su kỳ hạn tháng 10 trên nền tảng SICOM của Sàn giao dịch Singapore giao tháng 10 tăng 1,4% lên 133,4 US cent/kg.
Sản lượng cao su tại Thái Lan có thể bị ảnh hưởng bởi dự báo tiếp tục mưa lớn và cảnh báo lũ lụt. Trong khi đó, các đơn đặt hàng máy móc cốt lõi của Nhật Bản đã mở rộng mức tăng trong tháng 7, làm dấy lên hy vọng chi tiêu kinh doanh tăng trưởng có thể bù đắp những khó khăn trong ngắn hạn từ suy thoái kinh tế toàn cầu và đồng yên yếu hơn - đẩy chi phí trong nước tăng lên.
Giá hàng hóa thế giới

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters, Bloomberg)