Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khoảng 2 USD/thùng trong bối cảnh các nhà đầu ta cân nhắc khả năng nguồn cung sẽ tăng lên khi Iran trở lại xuất khẩu dầu, giữa lúc lo ngại việc Mỹ nâng lãi suất sẽ làm yếu đi nhu cầu dầu mỏ.
Kết thúc phiên 25/8, dầu thô Brent giảm 1,88 USD, hay 1,9%, xuống 99,34 USD/thùng. Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 2,37 USD hay 2,5% xuống 92,52 USD/thùng.
Các cuộc đàm phán giữa Liên minh Châu Âu, Mỹ và Iran để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 của Iran đang tiếp tục, Iran cho biết họ đã nhận được phản hồi từ Mỹ về văn bản cuối cùng của EU để nối lại thỏa thuận.
Bob Yawger, giám đốc hợp đồng năng lượng tại Mizuho, cho biết: “Không ai muốn tham gia mua vào lúc này, nhất là những hợp đồng lớn, bởi có thể bị lỗ bất cứ lúc nào nếu dầu mỏ của Iran xuất hiện trên thị trường”.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell tại Jackson Hole. Dự kiến ông Powell sẽ nêu ra lập trường của Fed trong cuộc chiến kiểm soát lạm phát, gồm thông tin về lộ trình tăng lãi suất trong dài hạn và ngắn hạn.
Phil Flynn, nhà phân tích của tập đoàn Price Futures ở Chicago, cho biết: “Thị trường hơi lo ngại về những gì ông Jerome Powell sẽ nói vào ngày mai về việc tăng lãi suất”.
Nhu cầu xăng của Mỹ yếu đi làm gia tăng lo ngại về hoạt động kinh tế đang chậm lại tại nền kinh tế số 1 thế giới. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, nhu cầu xăng của Mỹ giảm trong tuần trước, khiến mức cung cấp xăng hàng ngày trung bình trong 4 tuần thấp hơn 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhà phân tích Craig Erlam của Oanda cho rằng nếu OPEC+ cắt giảm sản lượng để đối phó với việc Iran cung dầu trở lại thị trường, giá dầu có thể giảm xuống dưới 90 USD trong thời gian tới, trừ khi một thỏa thuận hạt nhân được thống nhất.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng do USD giảm khỏi mức cao kỷ lục trong bối cảnh các nhà đầu tư chờ đợi hội nghị chuyên đề Jackson Hole để có manh mối về chính sách tiền tệ của Fed.
Kết thúc phiên, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.756,55 USD/ounce; vàng giao sau tăng 0,6% lên 1.771,4 USD/ounce. Chỉ số USD giảm 0,2%, khiến vàng rẻ hơn đối với người mua nước ngoài.
Jim Wyckoff, nhà phân tích cấp cao thuộc Kitco Metals cho biết: "Vàng đang chứng kiến sự phục hồi sau giai đoạn giảm gần đây. Đồng đô la đã lùi khỏi mức cao trước đó, và có một số người mua vào trước khi ông Powell có bài phát biểu", Jim Wyckoff. Theo ông: "Trong ngắn hạn, biểu đồ cho thấy giá vàng vẫn đang giảm. Nhưng trong dài hạn, vàng vẫn có tiềm năng tăng giá vì sẽ có một số nhu cầu trú ẩn an toàn bất cứ khi nào nền kinh tế chao đảo."
Vàng được xem như một khoản đầu tư an toàn trong bối cảnh hỗn loạn kinh tế. Tuy nhiên, lãi suất tăng làm tăng chi phí giữ vàng.
Các nhà đầu tư cũng xem xét cẩn thận số liệu kinh tế Mỹ trong quý 2 giảm với tốc độ vừa phải so với suy nghĩ ban đầu.
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,2% lên 19,19 USD/ounce, bạch kim tăng 0,3% lên 879,11 USD/ounce, trong khi palladium tăng 5,4% lên 2.144,07 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng do USD giảm và sau khi Trung Quốc áp dụng biện pháp kích thích mới có thể thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng và nhu cầu.
Đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 1,2% lên 8.130 USD/tấn, đảo lại chiều giảm 1,1% trước đó trong phiên này.
Giá đồng đã tăng 17% kể từ khi chạm mức thấp nhất 20 tháng trong ngày 15/7, nhưng vẫn giảm 25% từ mức kỷ lục hồi tháng 3.
Trung Quốc đã bổ sung 19 chính sách mới bên cạnh những biện pháp hiện có nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Theo đó, sẽ tập trung vào việc mở rộng việc làm và thúc đẩy các chính sách tài khóa, tiền tệ và công nghiệp để hỗ trợ ổn định thị trường việc làm.
Ngân hàng ANZ cho biết tình trạng thiếu hụt năng lượng của Trung Quốc cho thấy sự cần thiết đầu tư hơn nữa vào lưới điện, dẫn tới nhu cầu đồng và nhôm tăng lên. Ngân hàng này đã tăng ước tính tăng trưởng nhu cầu đồng tại Trung Quốc năm nay lên 3,6% từ 2,2%.
Một yếu tố nữa cũng hỗ trợ giá tăng là chỉ số USD yếu đi khiến các hàng hóa định giá bằng USD rẻ hơn cho người mua bằng đồng tiền khác.
Về những kim loại cơ bản khác, giá nhôm phiên này tăng 0,1% lên 2.433,50 USD/tấn, kẽm tăng 1,2% lên 3.555 USD, chì tăng 0,1% lên 1.975,50 USD, nickel tăng 1,6% lên 21.685 USD và thiếc tăng 0,6% lên 24.430 USD.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc phiên này đạt mức cao nhất trong vòng hơn một tuần do các nhà máy thép trong nước tăng cường sản xuất, nhưng không chắc chắn về triển vọng nhu cầu trong bối cảnh nắng nóng và khủng hoảng bất động sản.
Theo đó, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng khoảng 2,1% lên 721,50 CNY (105,38 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 17/8, trước khi giảm 0,2% vào lúc đóng cửa, xuống 705,5 CNY/tấn. Tại Singapore, hợp đồng kỳ hạn tháng 10 cũng đạt cao nhất kể từ ngày 17/8, nhưng sau đó giảm 0,5% xuống 103.15 USD/tấn. Giá quặng sắt giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc tăng lên 105,5 USD/tấn trong ngày 24/8, theo số liệu của công ty tư vấn SteelHome.
Dự trữ thép cuộn cán nóng tại Trung Quốc vào ngày 19/8 giảm xuống 2,9 triệu tấn, thấp nhất kể từ ngày 2/6, trong khi tồn trữ thép thanh ở mức thấp nhất kể từ ngày 28/1 tại 5,4 triệu tấn.
Động thái hỗ trợ nền kinh tế này của Trung Quốc gồm hỗ trợ tài chính cho các dự án cơ sở hạ tầng cũng thúc đẩy tâm lý.
Trung Quốc tiếp tục trải qua thời tiết nắng nóng gay gắt làm ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng, trong khi đó việc cắt giảm điện để duy trì điện năng ở nước này cũng gây thiệt hại cho các doanh nghiệp công nghiệp. Dự báo giá quặng sắt trên sàn giao dịch Singapore sẽ không vượt quá 110 USD/tấn, trong khi trên sàn Đại Liên sẽ ởi mức 750 CNY/tấn do nhu cầu thép sẽ chịu áp lực bởi khủng khoảng bất động sản của Trung Quốc.
Tại Thượng Hải hợp đồng thép thanh giảm 0,3% xuống 4.052 CNY/tấn, thép cuộn cán nóng tăng 0,6% lên 4.000 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá đậu tương, lúa mì và ngô trên sàn giao dịch Chicago giảm do hoạt động bán chốt lời sau khi giá tăng trong đầu tuần này. Theo đó, giá đậu tương kỳ hạn tháng 11 lúc đóng cửa giảm 25-3/4 US cent xuống 14,31-1/4 USD/bushel; giá ngô kỳ hạn tháng 12 giảm 7-1/4 US cent xuống 6,50 USD/bushel; trong khi lúa mì mềm đỏ vụ đông kỳ hạn tháng 12 giảm 24-1/4 US cent xuống 7,89 USD/bushel, với những lo ngại về nhu cầu toàn cầu bổ sung thêm áp lực.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 đóng cửa giảm 0,14 US cent hay 0,8% xuống 17,9 US cent/lb.
Các đại lý cho biết thị trường vẫn biến động, thiếu một xu hướng tổng thể rõ ràng với mức giá không xa so với giữa tháng này từ 17,20 tới 18,7 US cent/lb. Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 giảm 1,6 USD hay 0,3% xuống 547,9 USD/tấn.
Nordzucker, nhà sản xuất đường lớn thứ hai của Đức cho biết họ sẽ bắt đầu mùa tinh luyện đường năm nay vào 3/9 và đã báo cáo thành công trong việc chuyển đổi thành nhiên liệu dầu ở các nhà máy tinh luyện do tình trạng nguồn cung khí không chắc chắn.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 kết thúc phiên tăng 0,5 US cent hay 0,2% lên 2,395 USD/lb, sau khi tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 2 tại 2,4295 USD/lb; cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 đóng cửa giảm 36 USD hay 1,5% xuống 2.312 USD/tấn sau khi tăng lên mức cao nhất 7,5 tháng tại 2.355 trong ngày 24/8.
Các đại lý cho biết thời tiết khô tại khu vực trồng cà phê của Brazil vẫn là mối lo ngại, đe dọa sự phát triển của nụ và quả cà phê, sau khi mưa nhiều trong đầu tháng khiến hoa nở một phần. Tồn trữ cà phê arabica được ICE chứng nhận trong ngày 24/8 ở mức 663.780 bao, tăng ngày thứ 7 liên tiếp sau khi xuống mức thấp nhất 23 năm tại 571.580 bao trong ngày 15/8.
Các đại lý cho biết giá tăng gần đây bởi thời tiết khắc nghiệt tại Việt Nam và nhu cầu mạnh trong nước ở Brazil.
Giá cao su của Nhật Bản tiếp tục mất giá phiên thứ ba liên tiếp, bởi thị trường Thượng Hải suy yếu và đồng JPY mạnh lên so với USD. Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 1/2023 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,9 JPY hay 0,4% xuống 224,8 JPY (1,64 USD)/kg; cao su giao tháng 1/2023 trên sàn Thượng Hải giảm 140 CNY xuống 12.660 CNY (1.849 USD)/tấn.
Đồng JPY mạnh lên khiến các tài sản định giá bằng đồng tiền này đắt hơn khi mua bằng các đồng tiền khác.
Về phía nguồn cung, sản lượng cao su từ Thái Lan, nước xuất khẩu hàng đầu thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi các dự báo tiếp tục mưa lớn và lũ lụt trên cả nước, gồm tỉnh trồng cao su truyền thống phía nam.
Giá hàng hóa thế giới

 

 

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

93,56

+1,04

+1,12%

Dầu Brent

USD/thùng

100,46

+1,12

+1,13%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

76.830,00

-1.580,00

-2,02%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

9,56

+0,18

+1,93%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

282,48

+1,27

+0,45%

Dầu đốt

US cent/gallon

394,91

0,00

0,00%

Dầu khí

USD/tấn

1.165,00

-9,00

-0,77%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

83.000,00

0,00

0,00%

Vàng New York

USD/ounce

1.767,10

-4,30

-0,24%

Vàng TOCOM

JPY/g

7.680,00

-13,00

-0,17%

Bạc New York

USD/ounce

19,11

-0,06

-0,29%

Bạc TOCOM

JPY/g

83,20

0,00

0,00%

Bạch kim

USD/ounce

884,96

-2,30

-0,26%

Palađi

USD/ounce

2.155,47

+4,61

+0,21%

Đồng New York

US cent/lb

371,15

+1,35

+0,37%

Đồng LME

USD/tấn

8.129,00

+94,50

+1,18%

Nhôm LME

USD/tấn

2.433,50

+3,50

+0,14%

Kẽm LME

USD/tấn

3.548,00

+34,50

+0,98%

Thiếc LME

USD/tấn

24.310,00

+30,00

+0,12%

Ngô

US cent/bushel

654,75

+4,75

+0,73%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

788,75

-0,25

-0,03%

Lúa mạch

US cent/bushel

402,50

-5,75

-1,41%

Gạo thô

USD/cwt

17,49

-0,04

-0,26%

Đậu tương

US cent/bushel

1.435,75

+4,50

+0,31%

Khô đậu tương

USD/tấn

415,90

+1,60

+0,39%

Dầu đậu tương

US cent/lb

66,18

+0,27

+0,41%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

833,70

0,00

0,00%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.417,00

+19,00

+0,79%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

239,50

+0,50

+0,21%

Đường thô

US cent/lb

17,90

-0,14

-0,78%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

163,10

-2,45

-1,48%

Bông

US cent/lb

115,69

+1,58

+1,38%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

496,00

+25,60

+5,44%

Cao su TOCOM

JPY/kg

140,00

-1,20

-0,85%

Ethanol CME

USD/gallon

2,16

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: Vinanet/VITIC (Theo Reuters)