Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm khỏi mức cao nhất kể từ 2014 do thông tin phương Tây nỗ lực ngăn chặn điều mà họ lo ngại là sự khởi đầu của sự cuộc tấn công có quy mô từ phía Nga.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent tăng 1,52 USD, tương đương 1,5% so với phiên liền trước, lên 96,84 USD, trong phiên có lúc tăng lên 99,5 USD/thùng, cao nhất kể từ tháng 9/2014; dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 1,28 USD hay 1,4% lên 92,35 USD, trong phiên có lúc đạt 96 USD, cao nhất trong vòng 7 năm. cũng đạt mức cao nhất trong vòng 7 năm, 96 USD/thùng, trước khi kết thúc ở mức, so với phiên liền trước (là phiên thứ Sáu (18/2). Thứ Hai (21/2) thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ).
Jim Ritterbusch, chủ tịch của Ritterbusch và Associates ở Galena, Illinois cho biết: “Thị trường rõ ràng đã bơm quá mức phần bù cho trường hợp rủi ro nếu Nga xâm nhập vào khu vực ly khai ở Ukraine”.
Mỹ và Anh công bố các lệnh trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Nga, trong khi Liên minh châu Âu đưa thêm nhiều chính trị gia của Nga vào danh sách đen, và Đức đóng băng dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 trên Biển Baltic trị giá 11 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt đầu tiên vào Nga, nhắm vào các ngân hàng của Nga, đồng thời cam kết sẽ trừng phạt mạnh hơn nếu Nga tiếp tục các hành động làm gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Ukraine. Các biện pháp trừng phạt không bao gồm nguồn cung cấp năng lượng.
Cuộc khủng hoảng Ukraine phần nào tiếp sức cho thị trường dầu mỏ đang tăng do nguồn cung khan hiếm khi nhu cầu hồi phục sau đại dịch COVID-19. Nguồn cung đã lớn hơn so với cầu, vì vậy các công ty dầu khí đã rút hết hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu.
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+, đã phản đối các lời kêu gọi thúc đẩy nguồn cung nhanh chóng hơn.
Nigeria ngày 22/2 vẫn giữ quan điểm của OPEC+ rằng không cần thêm nguồn cung, với lý do có triển vọng sản xuất nhiều hơn từ Iran nếu thỏa thuận hạt nhân của nước này với các cường quốc trên thế giới được khôi phục.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm khỏi mức cao nhất trong vòng 9 tháng khi các nhà đầu tư chờ đợi diễn biến của cuộc khủng hoảng Ukraine.
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên này giảm 0,2% xuống 1.902,71 USD/ounce, trong phiên cớ lúc đạt mức cao nhất kể từ ngày 1 tháng 6, là 1.913,89 USD; vàng Mỹ kỳ hạn tháng 4 kết thúc phiên vẫn tăng 0,4% lên 1.907,40 USD/ounce.
Các chỉ số chính của Phố Wall (Mỹ) giảm khi giới đầu tư lo ngại trước viễn cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga do xung đột với Ukraine, trong khi giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
Các chỉ số chính của Phố Wall (Mỹ) giảm khi giới đầu tư lo ngại trước viễn cảnh phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt đối với Nga do xung đột với Ukraine, trong khi giá dầu đạt mức cao nhất kể từ năm 2014.
Ông David Meger, Giám đốc bộ phận giao dịch kim loại tại công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures cho biết : “Không có gì ngạc nhiên khi thấy vàng được hỗ trợ tốt trong môi trường hoạt động truyền thống của loại tài sản an toàn này”.
Tuy nhiên, áp lực lạm phát là động lực chính khiến vàng có xu hướng đi lên sau vài tuần đi ngang gần đây, và việc tăng lãi suất có thể không làm giảm xu hướng trên.
Vàng được coi là hàng rào chống lại lạm phát và rủi ro chính trị. Nhưng việc tăng lãi suất, đặc biệt là của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), có xu hướng làm giảm sức hấp dẫn của vàng, vốn không sinh lời.
Các nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm nhẹ của vàng là do một số hoạt động chốt lời. Nhà phân tích Ole Hansen của Ngân hàng Saxo cho biết điều đó diễn ra "bởi rõ ràng là tại thời điểm này phần bù rủi ro được tính vào giá vàng ở mức khá cao".
Về những kim loại quý khác, giá bạc tăng 1,1% lên 24,19 USD/ounce. Trong khi đó, giá bạch kim tăng 0,1% và được giao dịch ở mức 1.075,09 USD/ounce. Palladium giảm 0,8% xuống 2.368,84 USD vào lúc đóng cửa, trong phiên có lúc giá đạt mức cao nhất kể từ ngày 31 tháng 1, là 2,433 USD.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm và nickel đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm sau khi Nga điều quân vào hai khu vực ly khai ở miền đông Ukraine, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh và tiếp sau đó là các lệnh trừng phạt đối với Moscow có thể làm gián đoạn xuất khẩu của Nga.
Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm và 7% lượng nickel được khai thác của thế giới. Các lệnh trừng phạt đối với nhà sản xuất nhôm Rusal vào năm 2018 đã khiến giá kim loại này tăng 35% chỉ trong vài ngày.
Giá nhôm kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) kết thúc phiên 22/2 tăng 0,7% lên 3.301,50 USD/tấn, trước đói có lúc đạt 3,380 USD, gần sát mức kỷ lục của năm 2008 - là 3,380,15 USD. Kim loại được sử dụng trong đóng gói và vận chuyển này đã tăng giá khoảng 17% trong năm nay, sau khi tăng 42% vào năm 2021.
Giá nickel cũng tăng 0,9% lên 24.555 USD/tấn sau khi có lúc chạm 24.925 USD, mức cao nhất kể từ năm 2011. Được sử dụng trong sản xuất thép không gỉ và pin cho xe điện, nickel đã tăng giá khoảng 18% trong năm nay và tăng 25% vào năm 2021.
Nhà phân tích Wenyu Yao của ING cho biết, ngay cả khi Nga đang xuất khẩu thì cả 2 kim loại này vẫn trong tình trạng thiếu cung. Bà nói: “Trước khi cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine leo thang những yếu tố cơ bản của cả hai kim loại đều rất vững chắc.
Về những kim loại quý khác, giá đồng tăng 0,2% lên 9,916 USD/tấn, kẽm tăng 1,3% lên 3,603 USD, chì tăng 0,2% lên 2,339 USD và thiếc tăng 0,4% lên 44,340 USD.
Trong nhóm kim loại đen, giá quặng sắt tại Trung Quốc giảm trong phiên 22/2 do các nhà đầu tư lo ngại về những bất ổn về chính sách trong bối cảnh Chính phủ nước này can thiệp.
Theo đó, quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên kết thúc phiên giảm 0,1% xuống 685 nhân dân tệ (108,04 USD)/tấn, mặc dù trong phiên có thời điểm tăng tới 4,9% lên 719 nhân dân tệ/tấn.
Nhà phân tích hàng hóa Vivek Dhar của Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia cho biết: “Quặng sắt hiện đang bị kẹt giữa hai chính sách đối lập ở Trung Quốc. Các nhà hoạch định chính sách (Trung Quốc) quan tâm đến việc hạn chế lạm phát - liên quan đến giá quặng sắt tăng cao. Họ tỏ rõ quyết tâm trong việc kiểm soát giá quặng sắt bởi họ tin rằng các lực lượng phi thị trường như đầu cơ đang thổi giá lên".
Tuy nhiên, mặt khác, tỷ suất lợi nhuận tại các nhà máy thép là khá do các nhà chức trách đặt mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, điều này đang hỗ trợ giá quặng sắt, theo ghi chú.
Bốn ngân hàng lớn nhất của nước này hôm thứ Hai (21/2) đã hạ lãi suất thế chấp ở thành phố Quảng Châu, hạ 20 điểm cơ bản, trong một động thái mới nhằm hỗ trợ lĩnh vực bất động sản.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện cắt giảm nhiều hơn các loại thuế và phí trong năm nay và tăng cường phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ.
Giá quặng sắt nhập khẩu, hàm lượng 62%, giao ngay tại cảng biển Trung Quốc tăng 6 USD lên 140 USD/tấn vào ngày 21/2, theo dữ liệu của SteelHome.
Giá thép phiên này cũng đi xuống, với thép thanh vằn trên Sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 1,1% xuống 4.734 nhân dân tệ/tấn, thép cuộn cán nóng giảm 1,3% xuống 4.850 nhân dân tệ/tấn, riêng thép không gỉ tăng 0,7% lên 18.785 nhân dân tệ/tấn.
Trên thị trường nông sản, căng thẳng giữa Nga và Ukraina đẩy giá ngũ cốc tăng cao.
Theo đó, giá lúa mì Mỹ tăng 6%, là phiên tăng mạnh nhất trong vòng 3,5 năm, trong khi ngô tăng 3%, do lo ngại xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine có thể làm gián đoạn dòng chảy ngũ cốc từ khu vực xuất khẩu trọng điểm của Biển Đen.
Giá đậu tương cũng tăng vọt thêm 4% lên mức cao nhất 9 tháng do giá năng lượng tăng mạnh giữa bối cảnh thị trường tiếp tục lo ngại về nguy cơ mất mùa ở Nam Mỹ do thời tiết xấu.
Mike Zuzolo, chủ tịch Global Commodity Analytics, cho biết: “Đây là thị trường đầu tiên sẽ rơi vào tình trạng thiếu cung bởi nguồn cung hiện đang bị mắc kẹt, cho dù đó là do Nga-Ukraine hay do hạn hán”. "Thị trường đang cố gắng đáp ứng nhu cầu."
Giá lúa mì kỳ hạn tháng 3 trên sàn Chicago kết thúc phiên tăng 47-1/4 cent lên 8,44-1/4 USD/bushel; lúa mì giao tháng 5 tăng 48-1/2 cent (6%) lên 8,52-1/2 USD/bushel. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 7 năm 2018 đối với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất.
Giá ngô giao tháng 3 có lúc tăng lên 6,76-3/4 USD/bushel, trước khi kết thúc ở mức 6,74-3/4 USD, tăng 20-1/2 cent so với phiên liền trước. Trong khi đó, đậu tương giao tháng 3 SH2 tăng 33-1/2 cent lên 16,35 USD/bushel, sau khi có lúc đạt đỉnh 16,41-1/4 USD.
Giá đường thô phiên này cũng tăng mạnh do căng thẳng Nga - Ukraine leo thang thúc đẩy giá năng lượng tăng cao.
Đường thô kỳ hạn tháng 3 đã tăng 0,28%, tương đương 1,5%, lên 18,48 cent/lb, mức cao nhất trong vòng một tuần. Giá năng lượng tăng có thể thúc đẩy các nhà máy mía đường ở Brazil chuyển hướng sản xuất từ đường sang ethanol, một loại nhiên liệu sinh học làm tư mía đường.
Giá đường trắng giao tháng 5 phiên này cũng tăng 8,20 USD hay 1,7% lên 494,30 USD/tấn.
Giá cà phê robusta giao tháng 3 tăng 4,6% lên 2.360 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 12 tháng 1. Hợp đồng robusta kỳ hạn tháng 4 tăng 26 USD, tương đương 1,2% lên 2.260 USD/tấn; arabica giao tháng 5 tăng 1,25%, tương đương 0,5%, lên 2,4725 USD/lb.
Riêng mặt hàng cao su giảm giá trong phiên này, với cao su kỳ hạn tháng 8 trên sàn Osaka giảm 4,3 JPY xuống 256,9 yên (2,24 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 23 tháng 3 là 265,2 yên. Cao su kỳ hạn tháng 2 trên sàn Osaka đáo hạn ở mức giá 255,9 JPY/kg.
Cao su kỳ hạn tháng 5 trên sàn Thượng Hải phiên vừa qua cũng giảm 270 nhân dân tệ xuống còn 13.990 nhân dân tệ (2.208,02 USD)/tấn, trong khi cao su kỳ hạn tháng 3 trên Sàn giao dịch Singapore chốt ở mức 178,8 US cent/kg, giảm 0,9%.
Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật phiên này giảm 1,7%, là phiên thứ 4 liên tiếp giảm.