Hàng dệt may là nhóm hàng đứng thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu của cả nước (chỉ đứng sau nhóm hàng điện thoại và kinh kiện xuất khẩu). Dệt may chiếm 14% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của cả nước. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2016 chỉ tăng nhẹ 0,83% so với cùng kỳ năm 2015, đạt gần 3,28 tỷ USD.   

Hoa Kỳ là thị trường chủ đạo của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam, chiếm 49% tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của cả nước; trong 2 tháng đầu năm nay kim ngạch cũng chỉ tăng nhẹ 2,85%, đạt 1,61 tỷ USD.

Đứng sau thị trường chủ đạo Hoa Kỳ là các thị trường như: Nhật Bản 408,2 triệu USD, giảm 1% so với cùng kỳ; Hàn Quốc 332,73 triệu USD, tăng 3,44%; Anh 98,92 triệu USD, giảm 5,43%; Trung Quốc 91,2 triệu USD, tăng 22,72%; Đức 89,47 triệu USD, giảm 4,4%.

Theo nhận định chung của các doanh nghiệp, thị trường Hoa Kỳ là thị trường chủ đạo và rất có tiềm năng cho hàng dệt may Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có yêu cầu cao về chất lượng, nếu chinh phục được, tiềm năng và lợi ích thu về cho các doanh nghiệp dệt may trong nước là rất đáng kể.

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong 10 năm qua hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ đã tăng nhanh chóng, năm 2005 đạt 2,6 tỷ USD, đến năm 2015 tăng gấp 4,6 lần và đạt gần 12 tỷ USD. Lượng hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đi vào thực thi.

Hiệp hội Dệt may cho biết, mặc dù việc cắt giảm thuế quan sẽ tạo ra lợi thế vô cùng thuận lợi cho hàng hóa dệt may của Việt Nam xuất khẩu đi các nước trong khối TPP, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ, nhưng cùng với đó sẽ là việc gia tăng hàng rào kỹ thuật. Vì vậy, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm là điều kiện bắt buộc khi các DN muốn tăng lượng xuất khẩu vào thị trường này. Hệ thống tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của Hoa Kỳ rất khắt khe và phức tạp, đặc biệt là với sản phẩm phục vụ cho trẻ em.

Có thể kể ra hàng loạt các yêu cầu áp dụng đối với hàng may mặc như Đạo luật An toàn sản phẩm tiêu dùng, Đạo luật Vải dễ cháy, tiêu chuẩn cho dây rút trên áo khoác trẻ em (ASTM F1816)… Trong đó, có những quy định chi tiết rất cụ thể như không được dùng dây rút ở vùng nón và cổ áo khoác trẻ em kích cỡ 2 - 12 tuổi, dây rút ở hông trên áo khoác không dài quá 75 mm ngoài ống rút…

Theo bà Arlene Flecha, Giám đốc Quản lý Chương trình CPSC (Ủy ban An toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ) tại Đông Nam Á, đối với hàng dệt may xuất sang Hoa Kỳ, các DN cần chú ý, một số tiểu bang có các luật và quy định nghiêm ngặt hơn các yêu cầu của liên bang.

Chẳng hạn như quy định đối với sản phẩm, dán nhãn, đóng gói và hạn chế đối với hóa chất... Nên có thể có những rắc rối trong việc nhập cảng, hay việc liên bang đồng ý chấp thuận mà khi DN Việt đưa hàng vào sâu các tiểu bang lại không được. Vì vậy, nhà sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của các nước muốn thâm nhập vào thị trường phải tuân thủ các quy định bắt buộc của CPSC, cũng như các tiêu chuẩn của khu vực tư nhân đề ra.

Theo dự báo của Bộ Công Thương, sau khi TPP đi vào thực tế sẽ có tác động lớn đến xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ, nhiều khả năng đạt kim ngạch 51,4 tỷ USD. Trong đó, chỉ tính riêng các sản phẩm dệt may có thể đạt 15,2 tỷ USD vào năm 2020 và tăng lên con số 20 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, để được như vậy, trước tiên các DN xuất khẩu dệt may cần chú trọng nâng cao hơn nữa năng lực bản thân, cũng như nắm bắt được các yêu cầu kỹ thuật, quy định và đặc tính riêng của thị trường Hoa Kỳ bằng nhiều nguồn và kênh thông tin, bởi đây cũng chính là một trong những yếu tố tiên quyết: "có am hiểu thị trường mới gặt hái được thành công".

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ xuất khẩu hàng dệt may 2 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Thị trường

2T/2016

2T/2015

+/- (%) 2T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

3.276.596.029

3.249.629.005

+0,83

Hoa Kỳ

1.614.821.900

1.570.058.172

+2,85

Nhật Bản

408.203.802

412.330.285

-1,00

Hàn Quốc

332.727.144

321.659.426

+3,44

Anh

98.918.818

104.593.886

-5,43

Trung Quốc

91.102.994

74.233.472

+22,72

Đức

89.474.142

93.591.086

-4,40

Hà Lan

66.704.886

65.326.514

+2,11

Tây Ban Nha

66.469.583

82.687.766

-19,61

Canada

63.617.545

74.618.820

-14,74

Pháp

47.359.153

18.873.446

+150,93

Đài Loan

37.091.014

32.597.048

+13,79

Campuchia

31.768.907

29.006.759

+9,52

Bỉ

28.341.945

31.361.677

-9,63

Hồng Kông

25.519.854

29.374.918

-13,12

Italia

23.971.913

27.966.661

-14,28

Australia

23.830.663

22.863.664

+4,23

Indonesia

16.263.344

20.325.804

-19,99

Tiểu VQ Arập TN

14.574.249

18.354.973

-20,60

Mexico

12.297.061

12.659.547

-2,86

Philippin

10.981.756

8.043.488

+36,53

Malaysia

10.718.412

8.785.947

+21,99

Thái Lan

10.313.661

7.227.247

+42,71

Chi Lê

10.177.717

15.752.542

-35,39

Thụy Điển

10.046.551

12.509.351

-19,69

Đan Mạch

8.634.762

13.076.752

-33,97

Nga

8.279.434

7.863.689

+5,29

Ả Râp Xê Út

7.828.650

8.598.930

-8,96

Singapore

7.306.447

11.061.682

-33,95

Braxin

6.841.576

11.300.065

-39,46

Bangladesh

6.745.679

4.286.518

+57,37

Ba Lan

6.575.078

6.456.816

+1,83

Nauy

5.307.233

5.641.447

-5,92

Achentina

4.380.063

6.630.748

-33,94

Nam Phi

3.665.078

3.790.748

-3,32

Ấn Độ

3.429.099

2.665.867

+28,63

Thổ Nhĩ Kỳ

3.170.661

5.522.554

-42,59

Israel

3.039.635

2.939.967

+3,39

Panama

2.592.476

3.517.287

-26,29

Áo

2.136.781

731.113

+192,26

New Zealand

2.119.868

2.778.133

-23,69

Myanma

1.791.671

2.437.993

-26,51

Nigieria

1.252.783

1.043.723

+20,03

Phần Lan

1.210.285

1.820.471

-33,52

Thụy Sỹ

1.179.852

1.409.219

-16,28

Ai cập

968.986

693.964

+39,63

Séc

893.288

1.593.616

-43,95

Lào

879.867

1.171.822

-24,91

Hy Lạp

728.397

1.508.143

-51,70

Ucraina

589.996

787.466

-25,08

Senegal

544.143

4.561.697

-88,07

Slovakia

441.083

483.727

-8,82

Angola

399.590

2.264.923

-82,36

Bờ biển Ngà

104.655

313.334

-66,60

Thủy Chung

Nguồn: vinanet