Sau một chặng đường dài 8 năm, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đã được ký kết ngày 15/11/2020, bao gồm 15 quốc gia trong đó 10 nước thuộc khối ASEAN và năm quốc gia mà ASEAN có hiệp định tự do thương mại gồm Úc, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.
Việc ký kết hiệp định trực tuyến bất kể đại dịch COVID-19 kéo dài đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ 15 nước thành viên đối với hợp tác, kết nối và trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chung.
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) không phải là một hiệp định thương mại tự do (FTA) mới mà quan trọng là vị trí trung tâm của ASEAN, trong đó có Việt Nam. Khi chưa có RCEP, Việt Nam cũng đã có 5 FTA liên quan các thị trường 14 nước này, nhưng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nhờ RCEP có thể đáp ứng các điều kiện về xuất xứ một cách dễ dàng để hưởng thuế suất ưu đãi, đặc biệt với các FTA song phương, đa phương lớn mà Trung Quốc chưa tham gia.
RCEP là một trong những ưu tiên hàng đầu của VN trong chiến lược hội nhập - quốc gia đã và đang rất trung thành với nguyên tắc mở cửa và đã có trong tay 12 hiệp định tự do thương mại, cả song phương và đa phương. Thế nên, Hiệp định RCEP có thể giúp các công ty VN mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng vùng và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hiệp định RCEP, với thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP 26,2 ngàn tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 30% GDP toàn cầu, tạo nên một khối tự do thương mại lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến. Các quốc gia thành viên sẽ tham gia vào một thị trường mở về hàng hóa, dịch vụ, cơ hội đầu tư, thương mại trong đó các thủ tục hải quan được đơn giản hóa.
RCEP thiết lập một khuôn khổ quy tắc xuất xứ chung, cho phép những nhà xuất khẩu trong các nền kinh tế RCEP sử dụng đầu vào có nguồn gốc từ các thành viên khác để đủ điều kiện tiếp cận ưu đãi khi giao dịch trong khối. Việc ký kết hiệp định trực tuyến bất kể đại dịch Covid-19 kéo dài đã cho thấy quyết tâm của Chính phủ 15 nước thành viên đối với hợp tác, kết nối và trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng chung.
Bộ Công thương đánh giá RCEP sẽ giúp mở cửa để nhập khẩu hàng hóa rẻ hơn, đặc biệt là các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ sản xuất, bởi chỉ tính riêng ASEAN, nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị sản xuất của Việt Nam hằng năm vượt 30 tỉ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn đang nhập siêu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, với chủ yếu là nguyên liệu đầu vào của các ngành công nghiệp xuất khẩu quan trọng như điện tử, máy tính, dệt may, giày dép, ô tô…
Đồng thời, nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất doanh nghiệp được Việt Nam nhập khẩu từ các nước RCEP cũng sẽ được xem như là nguồn nguyên liệu sản xuất tại Việt Nam khi xuất khẩu sản phẩm sang các nước có ký kết hiệp định song phương, đa phương với Việt Nam.