Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế mới cùng với Mỹ và các nước khác thực hiện các bước bao gồm: Hạn chế Nga tiếp cận công nghệ và ngăn chặn khả năng tiếp cận thị trường tài chính châu Âu của các ngân hàng nước này.
Nga sản xuất khoảng 6% lượng nhôm của thế giới và chiếm khoảng 7% nguồn cung cấp mỏ nikel trên toàn cầu.
Nga cũng là nhà sản xuất khí đốt chính được sử dụng để tạo ra điện, một thành phần chính của sản xuất nhôm.
Giá nhôm giao sau ba tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,5% xuống 3.378 USD/tấn, giá nhôm đã giảm khỏi mức cao kỷ lục 3.480 USD/tấn đã đạt được ngày 24/2/2022. Tính chung cả tuần giá nhôm tăng 3,4%.
Trên sàn London giá nikel giảm 1,6% xuống 24.320 USD/tấn, sau khi chạm mức cao nhất kể từ năm 2011 trong phiên trước đó.
Giá đồng được giao dịch trên sàn London tăng 0,3% lên 9.895,5 USD/tấn, giá chì tăng 0,5% lên 2,355 USD/tấn, giá kẽm giảm 1% xuống 3,605 USD/tấn và giá thiếc tăng 0,5% lên 45,420 USD/tấn.
Hợp đồng đồng giao tháng 4/2022 được giao dịch trên Sàn Thượng Hải tăng thêm 0,1% lên 70.960 CNY/tấn (tương đương 11.233,54 USD)/tấn.
Trên sàn Thượng Hải giá nhôm giảm 0,1% xuống 22.810 CNY/tấn, giá kẽm tăng 0,1% lên 24.800 CNY/tấn, giá chì tăng 0,5% lên 15.555 CNY/tấn và giá thiếc tăng 0,5% lên mức 338.270 CNY/tấn, trước đó giá thiếc đã đạt mức kỷ lục 344.960 CNY/tấn. Giá nickel giảm 1,6% xuống còn 174.880 CNY/tấn sau khi đạt mức kỷ lục 184.650 CNY/tấn.
Sàn giao dịch kim loại London sẵn sàng đảm bảo sự ổn định của thị trường, nếu các lệnh trừng phạt của các đồng minh phương Tây tác động đến giao dịch các kim loại công nghiệp quan trọng do Nga sản xuất như nhôm và nikel.

Bảng giá giao dịch tương lai của một số kim loại trên Sàn Thượng Hải (Đơn vị: CNY/tấn). 

Tên loại

Kỳ hạn

Ngày 25/2

Chênh lệch so với giao dịch trước đó

Giá thép

Giao tháng 5/2022

4.605

-99

Giá đồng

Giao tháng 4/2022

71.120

+250

Giá kẽm

Giao tháng 4/2022

24.710

-75

Giá niken

Giao tháng 4/2022

176.620

-1.120

Giá bạc

Giao tháng 6/2022

4.979

-70

Nguồn: VINANET/VITIC/Reuters