Kết thúc phiên này, chỉ số dollar index – so sánh USD với rổ 6 đồng tiền đối tác chủ chốt – tăng 0,32% lên 92,181.
USD phiên này tăng sau khi thị trường chứng khoán giảm điểm, nhất là Amazone thông báo thu nhập sa sút, lo ngại gia tăng về sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và sau khi Trung Quốc siết chặt kiểm soát các lĩnh vực công nghệ và giáo dục.
Đồng đô la cũng tăng sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang St. Louis James Bullard cho biết Fed nên bắt đầu giảm mua trái phiếu hàng tháng – hiện là 120 tỷ đô la mua trái phiếu hàng tháng - vào mùa thu này và tăng tốc cắt giảm để kết thúc chương trình vào những tháng đầu năm 2022, mở đường cho việc nâng tỷ lệ lãi suất vào cuối năm, nếu cần thiết.
Mặc dù vậy, tính chung cả tuần qua, USD vẫn giảm 0,77% trong tuần, mức giảm nhiều nhất kể từ tuần đầu tiên của tháng 5/2021.
Tính chung cả tháng 7, dollar index giảm 0,5%, trái ngược với xu hướng tăng 2,8% của tháng 6.

USD tuần qua giảm giá nhiều nhất kể từ đầu tháng 5

Đô la Mỹ đã tăng giá trong gần suốt tháng qua, nhưng xu hướng tăng mất đà sau khi Chủ tịch Fed, Jerome Powell, với tư cách đại diện cho Fed, tuyên bố của ông Powell cho thấy quan điểm của Fed là rủi ro với kinh tế Mỹ sẽ còn kéo dài, đà phục hồi của kinh tế Mỹ chưa thật sự vững chắc để Fed có thể bắt đầu giảm các biện pháp kích thích. Ông Powell cho biết tiến trình hồi sinh kinh tế Mỹ tiếp tục phụ thuộc vào diễn biến của dịch bệnh, nhất là khi biến thế Delta đang lan rộng, số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu tăng trở lại, tác động không tốt tới kinh tế toàn cầu.
Steven Dooley, chiến lược gia tiền tệ tại Western Union Business Solutions, cho biết: “Mặc dù Fed tiếp tục cho biết họ đang tiến tới rút lui chương trình in tiền, nhưng động thái của Fed đối với sự thay đổi này có vẻ sẽ chậm hơn so với dự đoán trước đây”, “Sự thận trọng của Fed là do tốc độ tăng trưởng của Mỹ chậm lại, lạm phát giảm bớt và lo lắng về biến thể Delta”.
Lợi tức trái phiếu kho bạc Mỹ cũng giảm sau tuyên bố của ông Powell, với lợi tức trái phiếu kỳ hạn 10 năm giảm xuống mức thấp mới, là âm 1,175% sau khi đã điều chỉnh theo lạm phát.
Chuyên gia Moya của OANDA cho biết: “Nếu đường cong lợi suất tiếp tục giảm dần thì “khẩu vị chuộng tài sản rủi ro” của nhà đầu tư vẫn còn và xu hướng giảm giá của đồng đô la có thể tăng tốc trong những tuần tới”.
Peter Kinsella, người đứng đầu mảng chiến lược tiền tệ của UBP cho biết: “Chúng tôi đã thấy đồng đô la suy yếu từ trước khi phiên họp kết thúc vì mọi người chốt lời”. Theo ông, có lẽ Fed sẽ bắt đầu giảm dần kích thích vào cuối năm nay, và sẽ tăng dần lãi suất từ đầu năm 2023. "Những điều ông Powell nói là những gì chúng tôi đã biết, không có dấu hiệu mới nào về thời điểm tăng lãi suất, và điều đó có nghĩa là dữ liệu về việc làm trong 2 hoặc 3 tháng tới sẽ là yếu tố rất quan trọng”.
Đồng euro tăng lên mức cao nhất 1 tháng so với USD, là 1,1885 USD, trước khi Pháp, Đức, Italy và khu vực đồng euro công bố dữ liệu sơ bộ GDP quý II, cũng như các dữ liệu sơ bộ về CPI sơ bộ tháng 7 của Pháp, Italy và Eurozone.
Tuy nhiên, so với sau cuộc họp tháng 6 của Fed – khi định chế tài chính này thay đổi thái độ theo hướng “diều hâu”, USD vẫn cao hơn 1,6% so với euro.
Edward Moya, chuyên gia phân tích thị trường cao cấp về tiền tệ châu Mỹ thuộc OANDA cho biết: “Sự thống trị của đồng đô la so với đồng euro xuất hiện khi Fed không có vẻ gì là gần như suy giảm khi nền kinh tế đang dần đạt được tiến bộ đáng kể trên thị trường lao động”.
Đô la Australia và đô la New Zealand – những loại tiền phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế thế giới và Trung Quốc – đảo chiều giảm sau khi tăng ở phiên liền trước, nhưng vẫn quanh mức cao nhất 2 tuần. Xu hướng tăng của AUD bị giới hạn bởi lo ngại việc phong tỏa chống COVID-19 ở Sydney kéo dài sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia này.
Đồng đô la Canada phiên 30/7 cũng tăng 0,6% lên mức cao nhất trong hai tuần; bảng Anh 30/7 giảm 0,5% so với đồng đô la trước cuộc họp của Ngân hàng Trung ương Anh vào tuần này.
Lợi suất trái phiếu Mỹ và Đức giảm nhẹ, trong khi đồng yên Nhật và đồng franc Thụy Sĩ – các đồng tiền trú ẩn an toàn – vững giá.
Đồng yên kết thúc phiên 30/7 tăng 0,26% lên gần sát mức cao nhất 6 tuần, là 109,08 JPY đạt được vào ngày 19/7; krone của Nauy cũng tăng 1,27%.
Đồng nhân dân tệ tạm qua cơn sóng gió gây ra bởi quyết định của Bắc Kinh thắt chặt các hạn chế đối với lĩnh vực dạy học ngoài giờ, sau các chiến dịch trước đó là siết chặt các quy định đối với những công ty công nghệ khổng lồ, và những quy định mới đối với những doanh nghiệp trong nước muốn niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài. Đồng nhân dân tệ đã lấy lại gần như toàn bộ nhữn gì đã mất ở phiên 26/7 sau khi tăng ở các phiên sau đó, mặc dù ngày 30/7 chỉ tăng nhẹ, ở mức 6,4628 CNY/USD. Chứng khoán Trung Quốc kết thúc phiên 29/7 cũng hồi phục 1,4% sau đợt bán tháo trong vài ngày qua.
Ủy ban Điều tiết và Chứng khoán Trung Quốc (CSRC) vào tối 28/7 đã tổ chức một cuộc họp với các giám đốc điều hành của các ngân hàng đầu tư hàng đầu toàn cầu để xoa dịu những lo lắng của các thị trường tài chính. Ngay sau đó, tiền tệ và chứng khoán Trung Quốc hồi phục trở lại.
Ông Kinsella không cho rằng đồng nhân dân tệ sẽ suy yếu kéo dài. Theo ông: "Điều quan trọng cần nhớ là Trung Quốc vẫn có một tài khoản vốn để họ có thể kiểm soát những gì đồng nhân dân tệ hoạt động. Chúng ta sẽ quay trở lại như trước đây khi tâm lý mọi người thoải mái hơn".
Hầu hết các tiền tệ châu Á mới nổi cũng đang trong xu hướng tăng giá. Đồng won của Hàn Quốc kết thúc phiên cuối tuần tăng 0,9, mạnh nhất trong số các đồng tiền trong khu vực. Chứng khoán của Malaysia tăng 0,3%, trong khi của Đài Loan tăng 1%, mức tăng mạnh nhất trong vòng một tuần trước dữ liệu tổng sản phẩm quốc nội quý II được công bố.
Tuy nhiên, bất chấp tâm lý được cải thiện trên thị trường thế giới, các nhà đầu tư vẫn lo ngại về số ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đang gia tăng, có thể khiến các nền kinh tế kích hoạt các biện pháp hạn chế đối với người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thái Lan và Malaysia những ngày gần đây đều ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 mới cao kỷ lục. Một cuộc khảo sát do Reuters thực hiện cho thấy nền kinh tế Malaysia dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ chậm hơn trong quý II do số ca nhiễm COVID-19 tăng đột biến hiếm thấy làm ảnh hưởng đến tiêu dùng.
Về triển vọng thị trường tiền tệ, Kathy Lien, Giám đốc điều hành tại BK Asset Management cho biết: “Cuối tháng 7 và tháng 8 là giai đoạn thị trường tài chính sa sút nhất theo yếu tố mùa vụ. Thống kê 10 năm nay cho thấy đây là tháng kém nhất trong năm”.
"Vì vậy, với biến thể Delta cũng như những bất ổn xung quanh Trung Quốc, các nhà đầu tư đang trở nên lo lắng và tôi nghĩ rằng họ đang lo lắng về sự điều chỉnh lâu dài hơn ở thị trường chứng khoán, và vì vậy bạn bắt đầu thấy đồng đô la có dấu hiệu thu hút nhà đầu tư như một nơi trú ẩn an toàn".

Nguồn: VITIC / Reuters