Các lệnh trừng phạt được chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo trong ngày 28/1/2019, nhằm làm mất quyền lực của Tổng thống Nicolas Mafuro sau cuộc bầu cử năm ngoái của ông, đã ngăn cản khách hàng Mỹ chuyển các khoản thanh toán cho công ty này. Điều đó thực sự hạn chế PDSA xuất khẩu dầu vì chính quyền của Maduro không thể thu được tiền.
Tính tới ngày 30/1/2019, Venezuela đã có 25 tàu với gần 18 triệu thùng dầu thô - đại diện khoảng 2 tuần sản xuất của quốc gia này - hoặc đợi để nạp hoặc đợi ra khơi. Hầu hết những tàu này được neo tại cảng Jose, cảng lớn nhất của quốc gia này.
PDVSA đã đáp lại các lệnh trừng phạt của Mỹ bằng cách cấm các tàu nạp dầu để sang Mỹ rời khỏi các cảng của Venezuela nếu các lô hàng chưa được thanh toán.
Ngoài ra, PDVSA không có khả năng thanh toán cho nhập khẩu quan trọng nghĩa là nhập khẩu nhiên liệu bị trì hoãn, bổ sung thêm các tàu chưa rời khỏi Venezuela.
Một nguồn tin PDVSA cho biết liên quan tới loại dầu thô xuất khẩu phổ biến nhất “chúng tôi đang đối mặt với các vấn đề để tiếp tục lưu trữ dầu thô Merey”.
Hầu hết các lô hàng liên quan tới khách hàng Mỹ - gồm nhà máy lọc dầu Citgo Petroleum của PDVSA, Chevron, Valero Energy và PBF Energy. Các tàu chở dầu lớn khác nạp dầu thô và nhiên liệu của Venezuela đang đợi để khởi hành đi Singapore, Ấn Độ và Trung Quốc.
PDVSA đã xuất khẩu 1,25 triệu thùng dầu thô mỗi ngày trong năm ngoái, gồm 500.000 thùng/ngày sang Mỹ. Công ty này đã tăng cường doanh số bán trong đầu tháng 1/2019 với dự đoán các lệnh trừng phạt.
Wills Rangel, một thành viên hội đồng quản trị của PDVSA, trong ngày 30/1/2019 đã trả lời Reuters rằng công ty hiện nay đang sản xuất 1,2 triệu thùng dầu thô/ngày, không dự định hủy các hợp đồng cung cấp với các khách hàng Mỹ. Điều đó diễn ra mặc dù Chủ tịch PDVSA Manuel Quevedo ngày 29/1/2019 cho biết một tuyên bố bất khả kháng (sẽ khiến PDVSA khỏi thanh toán phạt cho các lô hàng chưa giao) đã được xem xét. Trong khi đó PDVSA đang tìm cách xuất khẩu sang các thị trường khác.
Công ty này đang tìm cách xuất khẩu thêm sang Ấn Độ và cũng xem xét nhập khẩu dầu thô nhẹ nếu cần thiết để tăng sản lượng xăng trong nước.
Các biện pháp của Washington chống lại Tổng thống Maduro, người giám sát sự sụt đổ của nền kinh tế này và cuộc di cư của hàng triệu người Venezuela trong những năm gần đây, nhằm mục đích ủng hộ chính phủ mới được thành lập bởi lãnh đạo đối lập Juan Guaido.
PDVSA cũng đang đối mặt với các vấn đề dỡ nhiên liệu nhập khẩu cho nhu cầu trong nước vì các lệnh trừng phạt khiến họ khó khăn để thực hiện thanh toán cho các nhà phân phối.
Các lệnh trừng phạt yêu cầu khách hàng của PDVSA ở Mỹ, gồm chi nhánh lọc dầu Citgo Petroleum, gửi tiền thu được từ nhập khẩu dầu thô Venezuela trong các tài khoản đặc biệt ngoài tầm với của Maduro.
Họ cũng hạn chế giao dịch đồng USD với PDVSA, nhưng không nêu chi tiết liệu nhiên liệu của Mỹ có thể còn được xuất khẩu sang Venezuela không.
PDVSA khẳng định các lô nhiên liệu được bốc dỡ và cố gắng tìm cách thanh toán. Ông đã không nói thêm chi tiết công ty PDVSA sẽ thuyết phục các nhà cung cấp và các công ty vận chuyển được thuê để chở hàng chấp nhận thanh toán và dỡ hàng theo điều khoản của PDVSA.
Các nhà cung cấp nhiên liệu chính của Venezuela là Citgo và Reliance Industries của Ấn Độ, thường xuất khẩu naphtha, alkylate cho xăng, dầu diesel và các thành phần từ Mỹ.
PDVSA có dự trữ nhiên liệu đủ cho kho cảng trong một tháng tiêu thụ nội địa của Venezuela, do nhà máy lọc dầu phức hợp Paraguana Refining Center đang làm việc ở mức 40% công suất 955.000 thùng/ngày.
Tính tới ngày 30/1/2019, hơn 15 tàu neo gần các cảng của PDVSA đợi dỡ khoảng 5,5 triệu thùng dầu diesel, xăng và dầu đốt, khí đầu mỏ hóa lỏng và naphtha - đủ cho tiêu thụ trong 13 ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet