Dầu thô Brent tăng trở lại 2,36 USD, tương đương 2,8%, lên 87,50 USD/thùng vào, sau khi giảm 0,6% vào thứ Sáu. Dầu thô Mỹ tăng 2,9%, tương đương 2,27 USD, ở mức 81,76 USD/thùng, sau khi giảm 2,1% của phiên trước.
Giá dầu đã giảm trong 4 tháng liên tiếp kể từ tháng 6, khi dịch COVID-19 làm ảnh hưởng đến nhu cầu ở thị trường tiêu thụ năng lượng hàng đầu Trung Quốc, trong khi lãi suất tăng và đồng USD Mỹ tăng mạnh đã tác động lên thị trường tài chính toàn cầu.
Để hỗ trợ giá, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các nước sản xuất lớn OPEC+, đang xem xét cắt giảm sản lượng hơn 1 triệu thùng/ngày.
Nếu được đồng thuận, đây sẽ là lần cắt giảm hàng tháng thứ hai liên tiếp của tập đoàn sau khi giảm sản lượng 100.000 thùng/ngày vào tháng trước.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng nguồn cung bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm sẽ thấp hơn đáng kể so với con số đề ra, vì nhiều thành viên OPEC+ đang sản xuất ít hơn nhiều so với hạn ngạch của họ.
Mặc dù giá dầu Brent nhanh chóng có thể tăng thêm trong ngắn hạn, nhưng lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có khả năng hạn chế đà tăng, công ty tư vấn FGE cho biết.
Cũng trong ngày thứ Sáu, Trung Quốc đã ban hành hạn ngạch xuất khẩu các sản phẩm dầu lớn nhất trong năm nay và tăng hạn ngạch nhập khẩu dầu thô cho các nhà máy lọc dầu độc lập.
Các nhà máy lọc dầu nhà nước và tư nhân có thể xuất khẩu tới 15 triệu tấn xăng, dầu diesel, nhiên liệu máy bay và dầu nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp, bổ sung nhiều nguồn cung cần thiết vào thị trường toàn cầu để thay thế hàng xuất khẩu của Nga mà Liên minh châu Âu cấm vận hồi tháng Hai.
Chỉ số đồng USD đã giảm ngày thứ tư liên tiếp vào thứ Hai sau khi chạm đỉnh trong hai thập kỷ. Đồng USD giảm hơn có thể thúc đẩy mua vào của những người mua dầu sử dụng các loại tiền tệ khác và hỗ trợ giá dầu.
Giá khí tự nhiên hóa lỏng tại Mỹ giảm tuần thứ 6 liên tiếp
Giá khí đốt tự nhiên của Mỹ giảm khoảng 2% vào thứ Sáu (30/9) với sản lượng kỷ lục.
Tính chung cả tuần hợp đồng giảm khoảng 1% trong tuần, lần đầu tiên giảm trong sáu tuần liên tiếp kể từ tháng 1 năm 2015.
Cũng ảnh hưởng đến giá khí đốt, nhu cầu dự kiến sẽ giảm vào tháng 10 khi nhà máy Cove Point LNG ở Maryland ngừng hoạt động trong vài tuần để bảo trì. Cove Point tiêu thụ khoảng 0,8 tỷ feet khối (bcfd) khí mỗi ngày.
Việc sử dụng khí đốt của Mỹ đã giảm trong nhiều tháng do sự cố ngừng hoạt động tại nhà máy xuất khẩu LNG Freeport ở Texas, nhà máy xuất khẩu LNG lớn thứ hai của Mỹ, đã tiêu thụ khoảng 2 bcfd khí trước khi đóng cửa vào ngày 8 tháng 6. Freeport LNG dự kiến nhà máy sẽ hoạt động trở lại ít nhất một phần vào đầu đến giữa tháng 11.
Giá khí đốt kỳ hạn giao tháng 11 giảm 10,8 cent, tương đương 1,6% xuống 6,766 USD/triệu đơn vị nhiệt Anh (mmBtu).
Hợp đồng giảm 26% trong tháng, nhưng tăng 25% trong quý III/2022.
Giá khí đốt giao sau của Mỹ vẫn tăng khoảng 83% trong năm nay do giá khí đốt toàn cầu tăng cao.
Nhà cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết sản lượng khí đốt trung bình ở 48 tiểu bang của Mỹ đã tăng lên 98,8 bcfd vào tháng 9 từ mức kỷ lục hàng tháng là 98,0 bcfd vào tháng 8.
Với thời tiết ôn hòa hơn sắp tới, Refinitiv dự báo nhu cầu khí đốt trung bình của Mỹ, bao gồm cả xuất khẩu, sẽ giảm từ 91,5 bcfd trong tuần này xuống 89,2 bcfd vào tuần tới trước khi tăng lên 91,5 bcfd trong hai tuần khi thời tiết bắt đầu lạnh hơn. Dự báo cho tuần tới cao hơn triển vọng của Refinitiv vào thứ Năm.
Lượng khí trung bình chảy đến các nhà máy xuất khẩu LNG của Mỹ cho đến nay đã tăng lên 11,5 bcfd trong tháng 9 từ 11,0 bcfd trong tháng 8. Con số đó so với kỷ lục hàng tháng là 12,9 bcfd vào tháng Ba.