Dầu thô Brent giao tháng 9 tăng 1,66 USD, tương đương 1,6%, lên 106,81 USD/thùng, kéo dài mức tăng 1,9% trong ngày hôm trước.
Giá dầu thô Mỹ (WTI) giao tháng 9 tăng 1,47 USD, tương đương 1,5%, lên 98,17 USD/thùng, sau khi tăng 2,1% vào thứ Hai.
Nguồn cung khí đốt từ Nga thắt chặt đối với châu Âu, khi Gazprom GAZP.MM cho biết nguồn cung thông qua đường ống Nord Stream 1 đến Đức sẽ giảm xuống chỉ còn 20% công suất.
Việc Nga cắt giảm nguồn cung sẽ khiến các nước không thể đáp ứng mục tiêu nạp khí tự nhiên dự trữ trước nhu cầu mùa đông.
Hiroyuki Kikukawa, Tổng giám đốc bộ phận nghiên cứu của Nissan Securities, cho biết: “Giá khí đốt cao hơn do Nga siết chặt khí đốt, có thể dẫn đến việc chuyển sang sử dụng dầu thô từ khí đốt và hỗ trợ giá dầu”.
Nguồn cung cấp dầu thô, sản phẩm dầu và khí đốt của châu Âu đã bị gián đoạn bởi các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Tuy nhiên, nhu cầu giảm do giá dầu thô và nhiên liệu cao gần đây và tăng lãi suất ở Mỹ đã gây áp lực lên giá cả.
"Một cuộc giằng co giữa lo ngại về nhu cầu suy yếu do suy thoái kinh tế trong bối cảnh lãi suất Mỹ tăng và lo ngại rủi ro nguồn cung do xung đột Nga-Ukraine kéo dài có thể sẽ tiếp tục trong một thời gian", Kikukawa nói, dự đoán WTI giao dịch trong phạm vi khoảng 100 USD/thùng.
Ngân hàng trung ương Mỹ dự kiến sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản khi kết thúc cuộc họp chính sách vào thứ Tư.
Các nhà phân tích của Haitong Futures cho biết tâm lý thị trường đang dao động giữa lo ngại về sự bất ổn từ phía nguồn cung và nhu cầu nhiên liệu yếu hơn trước áp lực đi xuống của nền kinh tế toàn cầu.
Khoảng cách giữa dầu Brent của châu Âu và quốc tế và WTI của Mỹ đã nới rộng do nhu cầu xăng tại Mỹ giảm bớt ảnh hưởng đến dầu thô của Mỹ trong khi nguồn cung thắt chặt hỗ trợ Brent.
Báo cáo tháng 7/2022 chi tiết nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 6/2022 tăng 234 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 28,72 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, UAE, Iran và Angola trong khi sản lượng giảm tại Libya và Venezuela.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu thô dự báo trung bình khoảng 11,9 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 5/2022 tăng 175 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 10,5 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,3 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL. Ước tính trong tháng 6/2022 sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ tăng 500 nghìn thùng/ngày đạt 9,8 triệu thùng/ngày; khí NGL sẽ tăng 14 nghìn thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ giảm 0,2 triệu thùng/ngày, đạt mức trung bình 10,6 triệu thùng/ngày.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Hãng Bloomberg cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Nga để mua nguồn cung dầu bổ sung cho kho dự trữ chiến lược.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 5/2022 giảm 28 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,8 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 5/2022 giảm 43 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 15 nghìn thùng/ngày trong tháng 5/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ tăng 42 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,1 triệu thùng/ngày, giảm 46 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.