Cung: Theo số liệu của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 8/2022 tăng tăng 1,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,3 triệu thùng/ngày.
Dự báo: Giá dầu thô sẽ dao động quanh mức 80-90 USD/thùng trong tháng 10/2022.
Theo OPEC, nhu cầu dầu thô trên thế giới năm 2022 tăng thêm 3,1 triệu thùng/ngày so với năm 2021, lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày.
Nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm 2022 tăng 2,11 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt 65,7 triệu thùng/ngày.
Thị trường xăng dầu thế giới tháng 9/2022 biến động mạnh, giá giảm dần đến cuối tháng. Ngày 23/9 dầu Brent giảm xuống còn 86,15 USD/tấn và dầu thô Mỹ (WTI) ở mức 78,74 USD/thùng; giá xăng RON92 ở mức 86,20 USD/thùng, giảm khoảng 10% so với đầu tháng 9/2022. Giá giảm do lo ngại về nhu cầu nhiên liệu sụt giảm.
Tính chung trong quý III/2022, giá dầu WTI; dầu Brent và xăng RON 92 tại thị trường Singapore giảm khoảng 40%. Tuy nhiên, từ đầu năm đến cuối tháng 9/2022, giá xăng dầu vẫn tăng khoảng từ 5-7%.
Những yếu tố tác động giảm giá dầu trong tháng 9/2022:
Giá dầu giảm do tâm lý phòng tránh rủi ro của các nhà giao dịch sau khi các ngân hàng trung ương, từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đến Ngân hàng Trung ương Anh tăng mạnh lãi suất nhằm đẩy lùi lạm phát.
Các ngân hàng trung ương chấp nhận việc suy thoái kinh tế để kiểm soát lạm phát, có thể sẽ làm giảm nhu cầu dầu.
Bên cạnh đó, giá đồng USD liên tục dao động quanh các mức cao kỷ lục trong những tuần gần đây cũng ảnh hưởng đến giá dầu.
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 8/2022 tăng 1,3 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 101,3 triệu thùng/ngày.
Báo cáo tháng 9/2022 chi tiết nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC
Sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC trong tháng 8/2022 tăng 618 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 29,65 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Libya và Saudi Arabia, trong khi sản lượng giảm tại Nigeria.
Nguồn cung của khu vực ngoài OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2021 (gồm NGL của OPEC) tăng 0,6 triệu thùng/ngày so với năm trước, đạt trung bình 63,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng tăng từ Canada, Nga và Trung Quốc. Sản lượng giảm ở Anh, Brazil, Colombia và Indonesia.
Mỹ: Sản lượng dầu thô của Mỹ năm 2021 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt mức trung bình 11,21 triệu thùng/ngày. Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ năm 2021 tăng 30 nghìn thùng/ngày lên mức trung bình 5,44 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu thô dự báo trung bình khoảng 11,9 triệu thùng/ngày.
Nga: Sản lượng dầu mỏ của Nga trong tháng 7/2022 tăng 36 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 11,1 triệu thùng/ngày (bao gồm 9,8 triệu thùng thùng/ngày sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ và 1,2 triệu thùng/ngày khí NGL. Ước tính trong tháng 8/2022 sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ giảm 71 nghìn thùng/ngày đạt 9,8 triệu thùng/ngày; khí NGL sẽ giảm 119 nghìn thùng/ngày. Trong năm 2022, sản lượng dầu mỏ dự báo sẽ tăng 80 nghìn thùng/ngày, đạt mức trung bình 10,9 triệu thùng/ngày.
Nga, nước chiếm khoảng 10% sản lượng dầu toàn cầu, đã và đang thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với nhiều nước châu Á và Trung Quốc - nước tiêu thụ năng lượng hàng đầu thế giới - nhằm đa dạng hóa điểm đến của năng lượng xuất khẩu, vượt ra khỏi các thị trường truyền thống ở châu Âu.
Na Uy: Sản lượng dầu mỏ của Na Uy trong tháng 7/2022 tăng 0,34 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,9 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô của Na Uy trong tháng 7/2022 tăng 317 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 1,6 triệu thùng/ngày. Sản lượng NGL và khí ngưng tụ tăng 19 nghìn thùng/ngày trong tháng 7/2022 so với tháng trước, đạt 0,2 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, sản lượng dẩu mỏ dự báo sẽ giảm 43 nghìn thùng/ngày đạt trung bình 2,0 triệu thùng/ngày, giảm 64 nghìn thùng/ngày so với báo cáo trước, điều chỉnh giảm chủ yếu là do sản lượng trong quý I và quý II/2022 giảm. Sản lượng dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng vào quý IV/2022 khi khởi động các dự án nước ngoài mới như Nova, Hod, Njord Future, Bauge và Fenja-giai đoạn 1. Johan Sverdrup giai đoạn 2 dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2022.
Brazil: Sản lượng dầu thô của Brazil trong tháng 7/2022 tăng 111 nghìn thùng/ngày, đạt trung bình 2,9 triệu thùng/ngày.
Tổng sản lượng nhiên liệu lỏng của Brazil gồm cả nhiên liệu sinh học trong tháng 7/2022 tăng 113 nghìn thùng/ngày, đạt 3,6 triệu thùng/ngày.
Trong năm 2022, dự báo nguồn cung nhiên liệu của Brazil tăng 0,1 triệu thùng/ngày đạt trung bình 3,7 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô dự kiến sẽ tăng thông qua hai dự án khởi động mới.
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của Trung Quốc trong tháng 7/2022 giảm 151 nghìn thùng/ngày so với tháng trước đó, đạt trung bình 4,4 triệu thùng/ngày. Sản lượng dầu thô trong tháng 7/2022 giảm 146 nghìn thùng/ngày so với tháng trước, đạt 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 4% so với cùng tháng năm 2021.
Các công ty Trung Quốc tăng đầu tư theo chiến lược đã hoạch định để nâng sản lượng dầu. Trong năm 2021, sản lượng dầu mỏ tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2020, đạt 4,35 triệu thùng/ngày. Trong năm 2022, dự báo sản lượng dầu mỏ đạt 4,5 triệu thùng/ngày, tăng 155 nghìn thùng/ngày so với năm 2021.
Canada: Sản lượng dầu mỏ của Canada trong tháng 7/2022 tăng 209 nghìn thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu thô tổng hợp trong tháng 7/2022 đạt 1,17 triệu thùng/ngày, tăng 101 nghìn thùng/ngày so với tháng trước. Sau thời tiết băng giá, các nhà khai thác đã cố gắng tiếp tục hoạt động trở lại.
Nguồn cung dầu của Canada trong năm 2022 tăng 0,2 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 5,6 triệu thùng/ngày. Trong năm 2023 nguồn cung dầu dự báo sẽ tăng 0,2 triệu thùng/ngày lên mức trung bình 5,8 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu mỏ khu vực ngoài OPEC năm 2021 đạt 63,67 triệu thùng/ngày, tăng 0,7 triệu thùng/ngày so với năm 2020. Dự báo năm 2022 tăng khoảng 2,11 triệu thùng/ngày so với năm 2021, đạt trung bình 65,78 triệu thùng/ngày. Những nước đóng góp vào tăng trưởng nguồn cung trong năm 2022 là Mỹ, Brazil, Canada, Kazakhstan và Na Uy, trong khi sản lượng dầu dự kiến giảm chủ yếu ở Indonesia và Thái Lan.
Trung Quốc: Nhu cầu dầu tại Trung Quốc vẫn chưa phục hồi do áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19, giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, sau khi giảm 30 nghìn thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, cải thiện so với mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, giảm 0,75 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2022, sau khi tăng nhẹ 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2022 và tăng trưởng mạnh 0,5 triệu thùng/ngày trong tháng 02/2022 và 0,8 triệu thùng/ngày trong tháng 01/2022.
Nhu cầu Naphtha tăng 90 nghìn thùng/ngày so với năm trước do nhu cầu của ngành công nghiệp hóa dầu tăng.
Nhu cầu xăng dầu giảm 0,4 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022, từ mức giảm 0,3 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước, mặc dù doanh số bán xe ở Trung Quốc đã tăng 23% trong tháng 7. Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không tiếp tục chậm lại do hạn chế của đại dịch. Vận tải hàng không giảm 21% trong tháng 7/2022.
Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, nhập 9,5 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2022, tăng so với 8,79 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2022 vẫn giảm so với 10,49 triệu thùng/ngày so với tháng 8/2021. Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu dầu thô đạt trung bình 9,92 triệu thùng/ngày, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm ngoái, do áp dụng các biện pháp hạn chế dịch Covid-19 làm giảm nhu cầu nhiên liệu. Tình trạng ngừng hoạt động tại các nhà máy lọc dầu do tỷ suất lợi nhuận giảm đã hạn chế mua vào.
Các ca nhiễm Covid-19 gia tăng tại một số thành phố lớn của Trung sẽ tác động tới nhu cầu dầu mỏ Trung Quốc năm 2022. Dự báo nhu cầu dầu mỏ năm 2022 chỉ tăng 0,4 triệu thùng/ngày, từ mức tăng 1,0 triệu thùng/ngày trong năm 2021.
Ấn Độ: Nhu cầu dầu của Ấn Độ giảm chỉ tăng nhẹ tháng 7/2022, do sự suy giảm trong lĩnh vực xây dựng và nông nghiệp bởi ảnh hưởng thời tiết.
Trong năm 2021, nhu cầu dầu của Ấn Độ phục hồi đáng kể, gần mức đạt được trước đại dịch vào năm 2019, được hỗ trợ bởi nền kinh tế vĩ mô ổn định, mặc dù những lo ngại về lạm phát đang được chính phủ giải quyết. Trong năm 2022, với dự kiến tăng trưởng kinh tế 7,1% và sẽ nhanh chóng ngăn chặn được biến thể Omicron Covid-19, nhu cầu dầu dự kiến sẽ phục hồi. Lưu lượng giao thông đã tăng trở lại, nhu cầu xăng và dầu diesel sẽ tăng dựa trên triển vọng kinh tế tiếp tục phát triển và nhu cầu về nhiên liệu vận tải. Lĩnh vực công nghiệp phát triển sẽ hỗ trợ cho nhu cầu dầu diesel, LPG và naphtha. Các lễ hội hàng năm trong quý IV/2022 sẽ thúc đẩy nhu cầu xăng dầu.
OECD Châu Âu: Tiêu thụ xăng trong khu vực giảm 0,2 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2022 so với cùng kỳ năm trước, do lưu lượng giao thông giảm.
Dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô của OECD châu Âu, bao gồm cả sản xuất công nghiệp sẽ phục hồi vào nửa cuối năm 2022. Do đó nhu cầu dầu mỏ dự đoán sẽ tăng được hỗ trợ bởi lĩnh vực giao thông vận tải và nhiên liệu công nghiệp.
trưởng nhu cầu dầu mỏ thế giới sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh môi trường kinh tế toàn cầu biến động theo hướng tiêu cực.
Dự báo của OPEC: Trong năm 2021, nhu cầu dầu toàn cầu tăng 5,7 triệu thùng/ngày, đạt 96,92 triệu thùng/ngày, trong đó nhu cầu dầu của OECD tăng 1,79 triệu thùng/ngày và khu vực ngoài OECD tăng 1,58 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó.
Nhu cầu dầu trong năm 2022 tăng 3,10 triệu thùng/ngày so với năm 2021 lên trung bình 100,03 triệu thùng/ngày, giảm 260.000 thùng/ngày so với dự báo trước. Trong quý I/2022, nhu cầu dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh, chủ yếu do kinh tế hồi phục mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chương trình kích thích kinh tế và nới lỏng các biện pháp hạn chế do Covid-19. Các điều chỉnh nhu cầu giảm trong quý II, III và IV năm 2022 dựa trên dự báo kinh tế hiện tại có khả năng ảnh hưởng đến nhu cầu dầu mỏ thế giới.
Ở thời điểm hiện tại, giá dầu đang chịu tác động từ những yếu tố:
Theo các nhà phân tích, các ngân hàng trung ương chấp nhận việc suy thoái kinh tế là để kiểm soát lạm phát, điều có thể sẽ làm giảm nhu cầu trong năm tới.
Liên minh châu Âu vào cuối tuần đã thúc đẩy kế hoạch áp trần giá lên dầu mỏ của Nga.
Theo giới chuyên gia, các động thái gần đây của Fed cho thấy việc tăng lãi suất vẫn chưa thể kết thúc trong tương lai gần.
Thị trường vẫn đang thắt chặt về nguồn cung và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cùng với các nước sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, sẵn sàng cắt giảm sản lượng mạnh hơn.
Việc Mỹ và Iran chưa tiến gần hơn đến thỏa thuận hạt nhân và động thái mới của Nga liên quan tới xung đột tại Ukraine có thể gây rủi ro cho nguồn cung.
Bộ trưởng Dầu mỏ Nigeria, Timipre Marlin Sylva, đại diện cho OPEC+ đã đề cập đến khả năng cắt giảm sản lượng toàn cầu nếu giá giá dầu tiếp tục giảm. 

Nguồn: VITIC/Opec