Dầu thô Brent giao tháng đầu giảm 56 US cent hay 0,8% so với đóng cửa phiên trước xuống 76,78 USD/thùng. Dầu thô WTI giao sau ở mức 66,78 USD/thùng, giảm 26 US cent hay 0,4%.
Dầu đang bắt kịp sự sụt giảm trong thị trường tài chính toàn cầu, với chứng khoán giảm một lần nữa trong ngày 29/10/2018 sau khi các báo cáo cho thấy Mỹ dự định bổ sung thuế trị giá 257 tỷ USD với các hàng hóa Trung Quốc nếu các cuộc đàm phán sắp tới giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tập Cận Bình không thể kết thúc cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Giá dầu cũng bị áp lực giảm bởi những dấu hiệu nguồn cung đang tăng từ các nhà sản xuất hàng đầu.
Ole Hansen, giám đốc chiến lược hàng hóa tại ngân hàng Saxo cho biết “một cam kết của Saudi sản xuất càng nhiều dầu càng tốt và thị trường chứng khoán biến động đã giảm mạnh lo ngại về việc thực thi các lệnh cấm vận của Mỹ chống lại Iran từ ngày 4/11/2018”.
Nga cũng chỉ ra rằng họ sẽ cam kết đủ dầu để đáp ứng nhu cầu khi các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran trong tuần tới.
Trong một dấu hiệu nguồn cung dầu vẫn dồi dào bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại xuất khẩu dầu mỏ của Iran, sản lượng dầu thô từ 3 nhà sản xuất hàng đầu thế giới, Nga, Mỹ và Saudi Arabia, đạt 33 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong tháng 9/2018, theo số liệu của Refinitiv Eikon.
Số liệu đó tăng 10 triệu thùng/ngày kể từ đầu thập kỷ này và nghĩa là chỉ riêng 3 nhà sản xuất này hiện nay đáp ứng 1/3 nhu cầu dầu thô toàn cầu.
Bấp chấp điều đó, Hansen cho biết “do những tác động chưa biết về khả năng sản xuất và xuất khẩu của Iran (trong bối cảnh bị cấm vận) ... chúng tôi có thể thấy xuất hiện mua đầu cơ trước ngày 4/11”.
Xuất khẩu dầu thô bằng đường biển của Iran qua các hợp đồng đã giảm từ mức đỉnh năm 2018 trên 2,5 triệu thùng/ngày hồi tháng 5 xuống khoảng 1,5 triệu thùng/ngày trong tháng 9 và tháng 10/2018, theo số liệu của Eikon.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet