Kể từ khi cuộc khủng hoảng  nợ dưới chuẩn bùng nổ mùa xuân năm 2008, với sự phá sản của ngân hàng Lehman Brothers, và những tác động lớn của các cú sốc tài chính tới nền kinh tế toàn cầu, những rủi ro giảm phát được các chuyên gia kinh tế dự báo rất nghiêm túc. Cuộc khủng hoảng năm 1929 bắt nguồn từ tình trạng khan hiếm tín dụng đã kéo theo một thời kỳ giảm phát kéo dài: giá giảm trong một thời gian dài và lan rộng, cộng với giảm lương, sản suất công nghiệp, tiêu thụ nội địa và đầu tư.
Ông Ben May, một chuyên gia kinh tế thuộc Capital Economics, cho rằng nếu khu vực đồng Euro vẫn còn chưa trải qua một thời kỳ như vậy thì khu vực này sẽ sớm đi vào giai đoạn lạm phát âm. Ông cho rằng “ lạm phát sẽ không thể tránh khỏi  giảm hơn nữa trong tháng 6 và những tháng tiếp theo”
Việc chỉ số giá tiêu dùng giảm trở lại thực tế là do giá nguyên liệu thô giảm sau khi  đã tăng trong mùa xuân và đầu hè 2008.
Giá dầu cũng đã đạt 147,50 USD vào ngày 11/07 và hiện chỉ là 65 USD/thùng.
Với những điều kiện như hiện nay, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng khu vực đồng Euro sẽ chỉ trải qua một thời kỳ giảm phát ngắn sau đó sẽ trở lại lạm phát cao trước khi kết thúc năm 2009, ngay khi giá năng lượng không còn giảm nữa.
Theo chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu, ông Jean Claude Trichet, đã khẳng định hồi đầu tháng 5 rằng tỷ lệ lạm phát sẽ lại tăng lên sau khi tạm thời ở mức âm trong một vài tháng vào giữa năm 2009. Ông khẳng định, việc giá giảm chỉ là tạm thời. Một số chuyên gia kinh tế tỏ ra bi quan hơn và dự kiến khu vực châu Âu sẽ đi vào giai đoạn giảm phát lâu dài, giống như Nhật Bản trong những năm đầu thập niên 90 với ngành bất động sản và chứng khoán đều giảm sút. Nỗi lo ngại chính đó là các doanh nghiệp, với tình trạng tài chính bấp bênh, đang tìm cách giảm giá để bán sản phẩm song  cũng vì vậy mà yêu cầu giảm lương, điều mà người lao động không muốn cũng phải chấp nhận do lo sợ thất nghiệp.Tình trạng này đã diễn ra ở Ai len. Việc giảm lương và giá năng lượng, thực phẩm đã dẫn tới chỉ số giá tiêu dùng giảm 3,5% trong tháng 4/2009 so với một năm về trước.Nếu lạm phát không còn thì đây là tin tuyệt vời đối với sức mua tiêu dùng song giảm phát kéo dài sẽ dẫn tới những nguy hiểm trầm trọng. Ví dụ như người tiêu dùng sẽ hạn chế chi tiêu chờ đợi giá giảm hơn nữa hoặc là các doanh nghiệp và các công ty nợ chồng chất bởi các gánh nặng của họ. Việc giảm phát một khi đã xuất hiện thì sẽ rất khó có thể chế ngự. Chỉ có một biện phát duy nhất là giảm tỷ lệ lãi suất để thu hút tiền đầu tư. Song với tỷ lệ lãi suất 1% thì  lợi nhuận của các ngân hàng rất hạn chế.

Nguồn: Vinanet