Từ mức đỉnh cao trên 14 USD/bushel hồi tháng 8 năm ngoái, đậu tương hiện đã giảm xuống chỉ còn 11,86 USD/bushel vào ngày 28/5.

Theo Dorab Mistry, giám đốc hãng Godrej International Ltd., việc Brazil tăng cường sử dụng đậu tương để sản xuất năng lượng sẽ làm khan hiếm nguồn cung mặt hàng này.

Ông dự báo Brazil sẽ không xuất khẩu dầu đậu tương trong vụ mùa năm nay. Điều đó sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn cugn trên toàn cầu.

Áchentina, nước xuất khẩu dầu đậu tương và cũng là nước ép đậu tương lớn nhất thế giới, đang trải qua đợt hạn hán trầm trọng nhất kể từ  hơn 4 thập kỷ nay, chắc chắn sẽ làm giảm sản lượng đậu tương.

Dầu đậu tương không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, mà còn được dùng để sản xuất nhiên liệu sinh học. Việc Brazil tăng tỷ lệ sử dụng nhiên liệu sinh học trong tổng tiêu thụ xăng dầu lên 4% so với mức 3% trước đây sẽ đồng nghĩa với việc họ cần sử dụng 400.000 tấn đậu tương nguyên liệu.  

Chính phủ các nước trên toàn thế giới, kể cả châu Âu, đều đã lên mục tiêu về tỷ lệ nhiên liệu sinh học trong tổng cung năng lượng, mặc dù việc sử dụng các loại cây trồng thực phẩm làm năng lượng vẫn bị chỉ trích là làm cho giá nông sản tăng mạnh, gây khó khăn cho đời sống của những người dân nghèo.

Đậu tương, ngô và lúa mì đã đạt kỷ lục cao về giá trong năm qua, gây ra nhiều tranh cãi về mục tiêu sử dụng những loại cây này.

Tại Brazil, nền kinh tế lớn nhất Nam Mỹ, diezl sẽ bao gồm 4% nhiên liệu siinh học, bắt đầu từ tháng 7 này.

Sản lượng đậu tương Áchentina có thể đạt 32,8 triệu tấn trong năm nay, so với mức kỷ lục 48 triệu tấn năm ngoái.

Dự trữ đậu tương tại Mỹ, nước sản xuất và xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới, có thể sẽ giảm xuống chỉ 3,53 triệu tấn vào thời điểm kết thúc niên vụ, ngày 31/8, mức thấp nhất kể từ 5 năm nay.

Giá đậu tương tại Chicago đã tăng 21% giá trị từ đầu năm tới nay, và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng, một phần bởi đồng USD giảm giá.

Giá các loại hạt có dầu khác dự báo cũng sẽ tăng lên trong năm nay. Dầu cọ có thể đạt 3.000 Ringgit/tấn do nhu cầu tăng.

Nguồn: Vinanet