• Xuất khẩu gạo Thái lan nửa cuối năm 2012 sẽ đạt 3,45 triệu tấn
  • Thái lan có thể chỉ là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 năm 2012
  • Chính phủ Thái Lan tập trung vào bán gạo dự trữ
  • Giá gạo Việt Nam ổn định do nhu cầu từ Trung Quốc

(VINANET) – Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan hy vọng nhu cầu sẽ tăng từ các khách hàng truyền thống ở Trung Đông và châu Phi để thúc đẩy xuất khẩu cả năm nay lên 6,5 triệu tấn, gần gấp đôi khối lượng xuất khẩu trong nửa đầu năm nay.

Tổng xuất khẩu gạo 6,5 triệu tấn sẽ chỉ bằng một phần ba lượng xuất khẩu kỷ lục 10,5 triệu tấn mà Thái Lan đã xuất khẩu trong năm 2011, và các nhà phân tích cho biết việc giảm là do giá cao đến mức không thể cạnh tranh, mà nguyên nhân là bởi kế hoạch can thiệp của chính phủ để giúp người trồng lúa.

“Một số khách hàng truyền thống vẫn thích gạo chất lượng cao của Thái lan nên vẫn tiếp tục mua. Vậy chúng tôi hy vọng chúng tôi có thể bán khoảng 6,5 triệu tấn gạo trong năm nay”, Korbsook Iamsuri, chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu Gạo Thái Lan cho biết.

Những khách hàng này bao gồm Iraq, Nigeria và Nam Phi. Hiệp hội ước tính xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt 3,45 triệu tấn.

Thái lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới kể từ năm 1983, nhưng việc giảm xuất khẩu năm nay có thể thúc đẩy xuất khẩu của Ấn Độ và Việt Nam tăng.

Hiệp hội dự đoán Ấn Độ sẽ là nước xuất khẩu số 1 thế giới trong năm nay, đạt khoảng 8 triệu tấn, trong khi Việt Nam có thể là nước xuất khẩu lớn thứ 2 với 7 triệu tấn.

Gạo 100% B của Thái Lan tuần qua vững ở 580 USD/tấn. Gạo 5% tấm giá 570 USD/tấn, cao hơn nhiều so với gạo cùng loại của Việt Nam – hiện lần lượt khoảng 380-420 USD/tấn đến 400-430 USD/tấn.

Sở dĩ giá gạo Thái quá cao như vậy là do chương trình thu mua của chính phủ - trả cho nông dân giá 15.000 baht (470 USD)/tấn lúa.

Chương trình này đã thu mua được kỷ lục 15 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 8 triệu tấn gạo. Chính phủ đang cố gắng tìm khách hàng để giải phóng bớt kho dự trữ lấy chỗ chứa gạo vụ mới, thường thu hoạch vào tháng 10.

Báo chí trong nước đưa tin chính phủ đã bán 3 triệu tấn gạo một cách bí mật, phần lớn cho một công ty tư nhân có mối quan hệ chặt chẽ với các chính trị gia của đảng cầm quyền. Bộ Thương mại Thái từ chối bình luận về điều này.

Vichai Sriprasert, giám đốc của hiệp hội gạo, cho biết: “Tất cả chúng tôi đều biết rằng chính phủ đôi khi bán một số khối lượng gạo cho một số công ty tư nhân mà không thông báo chi tiết về giá, nhưng chúng tôi không thể làm gì với điều đó”.

Chính phủ đã thông báo bán 240.000 tấn gạo cho Bờ Biển Ngà cách đây mấy tuần, mặc dù không thông báo về giá. Việc họ có hay không thông báo về viecj bán nhiều như vậy một cách bí mật đã không ảnh hưởng gì tới thị trường.

Tại Việt Nam, nước xuất khẩu lớn thứ 2 thế giới, giá gạo tương đối ổn định trong tuần qua nhờ nhu cầu từ Trung Quốc bù lại cho nguồn cung tăng trong vụ thu hoạch hè thu ở ĐBSCL. Chương trình thu mua tạm trữ cũng hỗ trợ giá tăng.

Gạo 5% tấm giá 405-410 USD/tấn, FOB cảng Sài Gòn, giảm nhẹ so với 410-415 USD/tấn tuần trước.

Gạo 25% tấm giá tăng lên 375-395 USD/tấn, từ mức 370-380 USD/tấn.

Một thương gia cho biết một số khách hàng đang tìm mua gạo Việt Nam và đã mua một số hợp đồng, với khối lượng khoảng 10.000-15.000 tấn/lô.

Nhưng nhìn chung, nhu cầu tương đối thấp do thiếu vắng những khách hàng chính như Philippine và Indonesia.

Trung Quốc đã vượt Indonesia, Philippine và Malaysia trở thành nước nhập khẩu gạo lớn nhất của VIệt Nam trong năm nay.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu ít nhất 607 triệu tấn gạo mỗi năm từ nay tới 2015. Mức kỷ lục cao tới nay là 7,2 triệu tấn năm 2011.

(T.H – Reuters)