(VINANET) – Giá hàng hóa trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 do giá dầu liên tục sụt giảm trong bối cảnh dư cung, trogn khi kim loại công nghiệp cũng giảm mạnh bởi lo ngại tăng trưởng chậm lại ở châu Âu và Trung Quốc sẽ làm giảm sút nhu cầu.

Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg đã giảm tới 0,8% riêng trong phiên cuối tuần 10/10 trên thị trường thế giới (kết thúc vào rạng sáng 11/10 giờ VN), xuống mức thấp nhất trong vòng gần 5 năm là 117,69. Chỉ số giá hàng hóa của Bloomberg đã giảm liên tiếp 5 tuần trước đó, là kỳ giảm dài nhất kể từ tháng 4 năm ngoái. Trong quý III, chỉ số nayfddax giảm 12%, mức giảm mạnh nhất kể từ 2008 do cung mọi thứ tăng lên, từ dầu tới ngô… kết hợp với USD tăng giá khiến cho nguyên liệu định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt đở hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Phiên cuối tuần, dầu thô Brent giảm giá 2,2% xuống mức thấp nhất trong vòng gần 4 năm. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi cho biết cho những dấu hiệu cho thấy khu vực này mất đà hồi phục, trong khi biên bản họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ cũng thể hiện mối lo rằng kinh tế Mỹ có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm trên toàn cầu. Tuần này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã hạ dự báo về triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

“Hàng hóa không chỉ bị ảnh hưởng bởi lo ngại về sự suy giảm ở châu Âu và Trung Quốc, mà còn bởi cung một số mặt hàng đang gia tăng”, Jesper Dannesboe, chiến lược gia cấp cao về hàng hóa thuộc Societe Generale SA cho biết. “Thị trường dầu đang dư thừa, đó cũng là câu chuyện của nhiều loại nông sản”, và USD tăng trong mấy tháng qua khiến nhu cầu nguyên liệu cũng sụt giảm.

Đồng bạc xanh mạnh lên đẩy giá hàng hóa nói chung giảm xuống với giá dầu Brent giảm hơn 1% xuống mức thấp nhất 4 năm qua, trong khi lo ngại về viễn cảnh kinh tế toàn cầu đang tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán. Chỉ số S&P 500 giảm hơn 1%.

Chỉ số giá hàng hóa Bloomberg (Bloomberg Commodity Index – BCOM) đã giảm 0,4% phiên cuối tuần xuống 118,26 tại New York. Năm nay chỉ số này đã mất 5,9%, so với mức giảm 1,5% của chỉ số thị trường chứng khoán toàn cầu (MSCI All-Country World Index).

Kinh tế Trung Quốc

Trung Quốc là nước tiêu thụ lớn nhất đối với nhiều nguyên liệu từ đồng tới quặng sắt, đậu tương…Kinh tế nước này dwjbaos sẽ tăng trưởng 7,3% trong năm nay, thấp nhất kể từ 1990, theo kết quả điều tra của Bloomberg. Khu vực đồng euro sẽ tăng 0,8% trong năm nay sau 2 năm suy giảm.

Trong cuộc hội đàm với Bộ trưởng tài chính Đức cuối tuần, ông Draghi nhấn mạnh cần hành động để làm sống lại tăng trưởng của khu vực đồng euror. Khu vực này gần đây lại nổi lên thành mối lo chính của thế giới sau khi kinh tế trì trệ bởi lạm phát chậm lại ở mức thấp nhất gần 5 năm.

Kim loại cơ bản và kim loại quý
Giá đồng giảm 1,3% phiên cuối tuần xuống 6.613 USD/tấn trên thị trường London. Vàng kỳ hạn giảm 0,6% xuống 1.217,60 USD/ounce tại New York. Vàng đã xuống mức thấp nhất 9 tháng hôm 10/6.

Giá vàng lấy lại đà hồi phục sau khi biên bản họp chính sách tháng 9 của Fed, công bố hôm thứ Tư 8/10, cho thấy, các nhà hoạch định chính sách Fed đang gặp khó khăn trong việc giải quyết mối nguy kép là USD mạnh lên và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại.

Biên bản họp Fed đã thúc đẩy nhà đầu tư đặt cược rằng Ngân hàng trung ương Mỹ chưa vội thắt chặt chính sách sau nhiều năm tung ra các gói kích thích tiền tệ. Lãi suất cao hơn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu vàng – tài sản phi lãi suất.

Phiên cuối tuần giá vàng lại giảm mạnh khi USD lên giá trước dấu hiệu tích cực về kinh tế Mỹ làm giảm tính hấp dẫn của vàng như khoản đầu tư thay thế. Giá vàng chấm dứt chuỗi tăng 4 ngày mặc dù vẫn được hỗ trợ quanh mốc 1.220 USD khi viễn cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại có thể khiến Fed chưa vội nâng lãi suất.

Tuy nhiên vàng đã kết thúc tuần tăng giá, là tuần tăng nhiều nhất 4 tháng qua với 2,8%, giúp xua tan lo ngại về việc Fed tăng lãi suất và giá cổ phiếu lao dốc. Đây là đợt tăng dài kỷ lục với mức giảm hàng tuần trong 3 tháng sau khi các nhà hoạch định chính sách Fed lên tiếng cảnh báo về tác động của việc USD mạnh lên.

Giá vàng giao tháng 12 trên sàn Comex New York giảm 3,6 USD xuống 1.221,7 USD/ounce.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc tăng 0,2A% lên 17,33 USD/ounce trong khi giá bạch kim giảm 0,8% xuống 1.254 USD/ounce và giá palladium giảm 1,3% xuống 780,1 USD/ounce.

Năng lượng

Phiên cuối tuần, giá dầu WTI ngọt nhẹ giao tháng 11 giao tháng 11 trên sàn Nymex tăng 5 cent lên 85,82 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giao tháng 11 trên sàn ICE Futures Europe tăng 16 cent lên 90,21 USD/thùng.

Giá dầu WTI và Brent đều giảm hơn 2% thời điểm đầu phiên giao dịch, sau đó đã tăng trở lại trong một động thái mà các nhà phân tích cho rằng các nhà đầu tư chốt lời khi ngừng đặt cược giá dầu tiếp tục giảm.

Giá dầu giảm mạnh từ giữa tháng 6 với hợp đồng dầu WTI và Brent đều giảm 20% khi nguồn cung toàn cầu tăng mạnh và số liệu đáng thất vọng về kinh tế làm dấy lên lo ngại nhu cầu tiếp tục yếu ớt.

Báo cáo dầu mỏ hàng tháng của OPEC ra hôm thứ Sáu 10/10 cho thấy, sản lượng dầu tháng 9 của khối tăng 402.000 thùng/ngày lên 30,47 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Iraq và Libya.

Giá xăng RBOB giao tháng 11 giảm 1,74 cent (-0,8%) xuống 2,2575 USD/gallon. Giá dầu diesel giao tháng 11 tăng 2,36 cent (+0,9%) lên 2,5602 USD/gallon.

Cà phê

Phiên cuối tuần giá cà phê đồng loạt giảm trên cả 2 sàn giao dịch chính. Cà phê arabica tại New York giảm giá trong bối cảnh tiếp tục bị chi phối bởi thông tin về Brazil. Arabica kỳ hạn giao tháng 12 giá giảm 1,25 US cent/lb xuống 220,4 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá giảm 1,25 US cent/lb xuống 224,2 US cent/lb; Kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá giảm 1,15 US cent/lb xuống 226,05 US cent/lb; và kỳ hạn giao tháng 7/2015 giá giảm 0,95 US cent/lb xuống 227,35 US cent/lb.

Robusta tại London cũng giảm theo xu hướng arabica, với hợp đồng kỳ hạn giao tháng 11 giá giảm 22 USD/tấn, tương đương -1,01%, xuống 2.159 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 1/2015 giá giảm 19 USD/tấn, tương đương -0,87%, xuống 2.176 USD/tấn; Kỳ hạn giao tháng 3/2015 giá giảm 19 USD xuống 2.186 USD/tấn; và kỳ hạn giao tháng 5/2015 giá giảm 19 USD xuống 2.197 USD/tấn.

Giá cà phê Việt Nam giảm theo giá thế giới. Sáng 11/10 giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên quay đầu giảm 400.000 đồng/tấn xuống 40,9-42 triệu đồng/tấn. Giá cà phê robusta giao tại cảng TP.HCM giá FOB cũng giảm 19 USD từ 2.165 USD/tấn phiên trước đó xuống 2.146 USD/tấn.

Theo báo cáo của Hội đồng Xuất khẩu Brazil, xuất khẩu cà phê tháng 9 của nước này đạt 2,94 triệu bao, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái, tuy nhiên, giá trị lại tăng 42,9%. Giá trị xuất khẩu tăng mạnh cho thấy tình hình tài chính của người trồng cà phê đã được cải thiện đáng kể và hiện giờ họ có nguồn tài chính để lưu kho lượng cà phê thu hoạch vụ mới.

Ngũ cốc

Nguồn cung tăng đang chi phối thị trường ngũ cốc tế giới. Phiên cuối tuần giá ngô giảm mạnh nhất từ 12/2013 sau báo cáo của USDA cho thấy sản lượng ngô Mỹ đạt kỷ lục, làm tăng dư thừa, kéo giảm giá lương thực toàn cầu. Bên cạnh đó, giá đậu nành cũng ghi nhận mức giảm lớn nhất trong 2 tháng.

Giá ngô giao tháng 12 trên sàn CBOT Chicago giảm 3,1% xuống 3,34 USD/bushel lúc 13h15 giờ địa phương, mức giảm lớn nhất kể từ 3/9. Năm nay, giá ngô đã giảm 21%.

Hôm 1/10, giá ngô chạm 3,1825 USD/bushel, thấp nhất kể từ 22/9/2009. USDA dự đoán thu nhập của nông dân trồng ngô sẽ giảm xuống mức thấp nhất 4 năm.

Sản lượng ngô toàn cầu niên vụ bắt đầu từ 1/10 sẽ đạt 990,69 triệu tấn, tăng so với 987,52 triệu tấn dự báo hồi tháng trước của USDA. Dự trữ toàn cầu vào cuối niên vụ sẽ đạt 190,58 triệu tấn, tăng so với 189,91 triệu tấn.

Dự trữ ngô của Mỹ tính đến 31/8 đạt 2,081 tỷ bushel, tăng so với 2,002 tỷ bushel (50,82 triệu tấn) dự báo hồi tháng 9, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết hôm 11/10. Nông dân Mỹ sẽ thu hoạch kỷ lục 14,475 tỷ bushel trong năm nay, tăng so với 14,395 tỷ bushel ước tính hồi tháng 9 của USDA.

Giá đậu nành giao tháng 11 trên sàn CBOT giảm 2,1% xuống 9,225 USD/bushel, mức giảm lớn nhất kể từ 1/8.

Giá lương thực toàn cầu trong tháng 9 giảm tháng thứ 6 liên tiếp, đợt giảm dài nhất từ 2009, khi giá sữa, ngũ cốc, dầu ăn và đường đều giảm trong bối cảnh triển vọng sản lượng tăng.

Chỉ số giá lương thực FAO theo dõi 55 mặt hàng trong tháng 9 giảm 2,6% xuống 191,5 điểm, thấp nhất kể từ 2010, Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) cho biết hôm 10/10.

Giá hàng hóa thế giới

Hàng hóa

ĐVT
Giá 4/10
Giá 11/10
Dầu thô WTI
USD/thùng
89,77
85,82
Dầu Brent
USD/thùng
92,13
90,21
Dầu thô TOCOM
JPY/kl
63.440,00
60.880,00
Khí thiên nhiên
USD/mBtu
3,98
3,86
Xăng RBOB FUT
US cent/gallon
238,14
225,75
Dầu đốt
US cent/gallon
261,34
256,02
Dầu khí
USD/tấn
785,75
763,75
Dầu lửa TOCOM
JPY/kl
76.740,00
74.190,00
Vàng New York
USD/ounce
1.187,90
1.221,70
Vàng TOCOM
JPY/g
4.186,00
4.240,00
Bạc New York
USD/ounce
16,77
17,30
Bạc TOCOM
JPY/g
59,10
60,20
Bạch kim giao ngay
USD/t oz,
1.210,50
1.262,38
Palladium giao ngay
USD/t oz,
748,50
785,05
Đồng New York
US cent/lb
300,40
303,50
Đồng LME 3 tháng
USD/tấn
6.642,00
6.645,00
Nhôm LME 3 tháng
USD/tấn
1.914,00
1.930,00
Kẽm LME 3 tháng
USD/tấn
2.266,00
2.314,00
Thiếc LME 3 tháng
USD/tấn
20.350,00
20.200,00
Ngô
US cent/bushel
325,75
334,00
Lúa mì CBOT
US cent/bushel
489,00
498,50
Lúa mạch
US cent/bushel
343,00
342,75
Gạo thô
USD/cwt
12,59
12,59
Đậu tương
US cent/bushel
920,50
922,50
Khô đậu tương
USD/tấn
301,10
311,00
Dầu đậu tương
US cent/lb
32,83
32,44
Hạt cải WCE
CAD/tấn
404,00
405,20
Cacao Mỹ
USD/tấn
3.056,00
3.157,00
Cà phê Mỹ
US cent/lb
206,50
220,40
Đường thô
US cent/lb
16,44
16,55
Nước cam cô đặc đông lạnh
US cent/lb
140,90
138,50
Bông
US cent/lb
62,94
64,10
Lông cừu (SFE)
US cent/kg
-
-
Gỗ xẻ
USD/1000 board feet
349,20
342,70
Cao su TOCOM
JPY/kg
176,60
179,50
Ethanol CME
USD/gallon
1,50
1,60

T.Hải

Nguồn: Vinanet/Reuters/Bloomberg