Cuộc chiến đấu của Trung Quốc với tình trạng thiều điện tồi tệ nhất trong 7 năm có thể làm tăng giá kim loại do Bắc Kinh bắt buộc các nhà máy luyện kim tốn nhiều năng lượng và người dùng hạn chế sản xuất, dẫn đến khả năng nhập khẩu nhiều hơn.

Các nhà phân tích cho biết công suất cắt giảm đối với những người dùng điện công nghiệp nặng tại nước tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế giới đã bị ảnh hưởng bởi chi phí tín dụng cao hơn do Bắc Kinh thắt chặt chính sách tiền tệ, có thể buộc họ phải cầu đến các kho dự trữ dẫn đến việc mua thêm dự trữ chậm hơn trong năm nay và việc hỗ trợ giá trong giai đoạn dài.

Li Lijuan, nhà phân tích của COFCO Futures, Bắc Kinh nói “từ tháng 7, toàn bộ lĩnh vực kim loại cơ bản có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện. Nhôm sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất do dùng nhiều điện hơn các kim loại khác”

Thiếu hụt điện tại 26 tỉnh và các khu vực do công ty lưới điện nhà nước Trung Quốc cung cấp sẽ lên tới 30 gigawatt trong mùa hè này và có thể tăng tới 40 GW nếu than và nước dự trữ xuống thấp hơn dự kiến.

Zhu Bin, trưởng bộ phận phân tích của Nanhua Futures cho biết nhập khẩu đồng có thể tăng vào đầu quý 3. Xuất khẩu nhôm có thể sẽ giảm và nhập khẩu cũng tăng sau khi sản lượng giảm và  dự kiến dự trữ trong nước sẽ xuống thấp.

Theo ước tính từ các nhà kinh doanh và phân tích, Trung Quốc có nguồn dự trữ đáng kể. Ước tính dự trữ đồng trong kho bình ổn tại Trung Quốc ở mức hơn 400 nghìn tấn, cùng với hơn 600 nghìn tấn nhôm thỏi, 500 nghìn tấn chì tinh chế và hơn 1 triệu tấn kẽm đã tinh chế.

Các nhà phân cho biết nhập khẩu có thể tiếp tục tăng trong năm 2012 nếu dự trữ giảm xuống . Nếu Trung Quốc kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ, điều kiện này có thể thuận lợi cho nhập khẩu.

Barclays Capital nói “thiếu điện tại Trung Quốc có thể gây tích cực tới giá kim loại, do việc cắt điện có xu hướng ảnh hưởng tới sản xuất lớn hơn so với nhu cầu tiêu dùng và như vậy lần tăng giá tiếp theo sẽ làm căng thẳng cán cân thị trường cơ bản này.”

Nhôm, đồng

Sản lượng nhôm hàng tháng chiếm khoảng 5,2% của mức tiêu thụ điện 376,8 tỷ kWh trong tháng 4 tại Trung Quốc, nó là mục tiêu thường xuyên trong việc điều khiển hiệu quả năng lượng của chính phủ.

Nhưng nhà sản xuất nhôm hàng đầu Chalco, hoạt động tại tỉnh Hà Nam và chiếm trên 15% công suất luyện kim của Trung Quốc cho biết họ hy vọng sản lượng cắt giảm bị giới hạn 100 nghìn tấn trong năm 2011, nó tương đương khoảng 2,5% công suất hàng năm 4 triệu tấn của Chalco.

Các nhà máy luyện kim nhỏ hơn cảm thấy bị áp lực hơn và sớm hơn các nhà máy lớn, khiến họ phải đóng cửa để bảo trì trên cơ sở luân phiên. Tuy nhiên các nhà máy luyện kim nhỏ hơn có thể bù đắp sản lượng bị thiếu hụt vào cuối năm nay trừ khi tình trạng thiếu điện trầm trọng hơn so với dự kiến. Sản xuất kim loại cơ bản của Trung Quốc năm 2011 dự kiến tăng.

Nhà phân tích Li Yang cho biết công ty Antaike được nhà nước hỗ trợ nghiên cứu đã điều chỉnh giảm sản lượng nhôm ước tính 200 nghìn tấn xuống 19,3 triệu tấn so với 17,5 triệu tấn năm 2010, do áp lực dự kiến đối với các công ty nhỏ hơn phải cắt giảm mạnh sản lượng vào mùa hè này hoặc đóng cửa để bảo trì.

Ứơc tính của Antaike về sản lượng cao hơn công bố của Cục Thống kê Quốc gia cho biết sản lượng nhôm chủ yếu của Trung Quốc trong năm 2010 là 15,7 triệu tấn.

Ông Li cũng hy vọng một phần trong 2 triệu tấn của kế hoạch luyện nhôm mới bắt đầu trong năm 2011 sẽ bị trì hoãn đến năm 2012.

Một số nhà luyện đồng đã sẵn sàng cắt giảm nguồn cung cấp cho thị trường giao ngay do họ thấy giá thấp. Điều này đã hỗ trợ khỏi tụt giá và cân nhắc các nhà đầu tư rút hàng trong kho để bán lại cho thị trường giao ngay.

Hôm thứ tư giá đồng Trung Quốc giao ngay khoảng 68.350 nhân dân tệ một tấn thấp hơn 200 nhân dân tệ một tấn so với giá nhập khẩu hàng trong kho tại Thượng Hải.

Điều đó có thể thay đổi cuối năm nay do các nhà khai mỏ nước ngoài đang trả nhiều tiền hơn cho các nhà máy luyện đồng Trung Quốc trong nửa cuối năm, khuyến khích các nhà máy luyện kim tăng sản lượng đồng tinh chế.

Thép, gang niken, chì

Hiệp hội Sắt Thép Trung Quốc cho biết sản lượng thép cũng có thể bị ảnh hưởng mặc dù không nhiều để giảm nguồn cung cấp dư thừa ở Trung Quốc, nước sản xuất thép hàng đầu thế giới.

Ngành sản xuất tốn nhiều năng lượng của gang niken, từng được dùng để làm thép không gỉ cũng dự kiến giảm. Khoản 2/3 các nhà máy sản xuất tại Trung Quốc là các công ty nhỏ dùng lò điện và dễ dàng là mục tiêu để chính quyền địa phương cắt giảm điện.

Nhà phân tích Hu Yongda của công ty Antaike cho biết một số nhà máy luyện chì cũng cắt giảm sản xuất và đang bán nguồn dự trữ do cả thiếu điện và giá giao ngay thấp. Việc đóng cửa hàng trăm nhà máy sản xuất pin axit chì trong chiến dịch nhằm giảm ô nhiễm cho bờ biển miền đông Chiết Giang và miền nam tỉnh Quảng Đông đã làm giảm sản lượng rất nhiều.

Theo Reuters