Theo Reuter, ngành da giầy Thái Lan từ lâu đã phụ thuộc vào xuất khẩu do vậy những biến động kinh tế của các đối tác thương mại toàn cầu sẽ không tránh khỏi ảnh hưởng tới các nhà xuất khẩu và chế tạo thông qua sức tiêu dùng nội địa và nước ngoài, chi phí sản xuất, vận chuyển, giá bán cũng như thu nhập của các nhà máy chế tạo. Sản xuất định hướng xuất khẩu của ngành da và giầy Thái Lan, cho tới nay, vẫn chiếm hơn một nửa doanh thu của thị trường Thái và bị tác động mạnh của những biến động bên ngoài.
Trong số các thị trường chính nhập khẩu các sản phẩm da và giầy Thái Lan thì Mỹ, Liên Minh Châu Âu và Nhật Bản là các thị trường lớn hơn cả. Tuy nhiên, nhập khẩu các sản phẩm này vào ba thị trường kể trên trong năm 2007 lại tăng trưởng thấp hơn năm ngoái, nguyên nhân chính là do kinh tế Mỹ và các vùng khác suy giảm. Về sản xuất, ngành da và giầy Thái Lan cần phải nhập khẩu nhiều nguyên liệu thô chiếm khoảng 50-60%. Do vậy, biến động tỷ giá ngoại hối ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất. Ngoài ra, những thay đổi về tình hình tài chính và kinh tế thế giới cũng tác động tới ngành da và giầy thông qua các thị trường chính và tỷ giá ngoại hối. Công ty Kresearche đã đưa ra một số cảnh báo  về tác động của  tình tình suy yếu kinh tế Mỹ  tới ngành da và giầy Thái Lan, dựa vào tỷ lệ tăng trưởng GDP mà Cục dự trữ liên bang Mỹ đã được điều chỉnh giảm còn 1,3-2%, sẽ dẫn tới nhu cầu yếu tại thị trường Mỹ. Năm 2007, tỷ lệ tăng GDP của Mỹ đã giảm -0,7% đã khiến cho tỷ lệ tăng nhập khẩu các sản phẩm da và giầy giảm lần lượt -2,7% và -5,5%. Tuy nhiên, việc FED giảm tỷ lệ lãi suất đã buộc Thái Lan phải giảm theo nhằm giúp các doanh nghiệp Thái Lan giảm bớt gánh nặng tài chính mặc dù điều này sẽ làm cho các đồng tiền trong khu vực kể cả đồng baht Thái Lan tăng mạnh giá. Mặc dù đồng baht tăng giá  có lợi cho việc giảm chi phí sản xuất đối với ngành da và giầy, song lại có tác động ngược lại đối với thu nhập tính bằng đồng Baht của các nhà xuất khẩu  và các nhà cung cấp. Điều tồi tệ nhất là các nhà máy chế tạo bị tác động xấu bởi giá dầu thế giới tăng không ngừng gây tăng chi phí vận chuyển và tăng sản xuất.
Kết quả là tỷ lệ lạm phát tăng sẽ quay trở lại đẩy giá hàng hóa và nguyên liệu thô tăng cao trong khi sức mua cả trong và ngoài nước đều giảm sút.
Năm nay, các nhà máy chế tạo và xuất khẩu da giầy Thái Lan cần phải gắn kết chặt chẽ hơn nữa với những phát triển của nền kinh tế Mỹ, yếu tố lớn có ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu và khối lượng giao dịch. Điểm mấu chốt đặc biệt  của nước này là mối quan hệ thương mại chặt chẽ với Mỹ. Các nhà máy chế tạo phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ sẽ phải đa dạng hóa thị trường để giảm thiểu sự lệ thuộc này, mở rộng ra các thị trường xuất khẩu tiềm năng khác như Trung Quốc, Nga, Trung Đông, Nam phi. Các nước này được xem là thị trường tiềm năng song sự có mặt của các sản da và giầy Thái tại đây vẫn yếu. Như vậy các nhà thầu phải có óc quan sát, kết nối các sự kiện, những thay đổi về tỷ lệ lãi suất, đồng Baht tăng giá và biến động của giá dầu thế giới.

Nguồn: Vinanet