Theo số liệu thống kê sơ bộ, nhập khẩu thép các loại của Việt Nam trong tháng 3/2011 đạt 633,82 nghìn tấn với kim ngạch đạt 537,2 triệu USD, tăng 21,3% về lượng và tăng 31% về kim ngạch so với tháng trước; so với cùng kỳ năm 2010, giảm nhẹ 0,23% về lượng nhưng lại tăng 25,63% về kim ngạch. Tổng lượng thép nhập khẩu trong quý I/2011 đạt 1,69 triệu tấn, kim ngạch đạt gần 1.363 triệu USD; giảm 4,2% về lượng nhưng lại tăng 21,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.

Tính đến giữa tháng 4/2011, nước ta đã nhập khẩu hơn 2 triệu tấn thép các loại, kim ngạch đạt hơn 1.661 triệu USD; giảm 5,59% về lượng nhưng lại tăng 20,45% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010. Như vậy, nhập khẩu thép của nước ta trong 4 tháng đầu năm nay ước đạt khoảng 2,39 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1.950 triệu USD; giảm 8,6% về lượng nhưng lại tăng 17,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái.  

Thị trường trong nước: Đơn giá nhập khẩu trung bình thép của nước ta trong tháng 3/2011 tiếp tục tăng lên mức 848 USD/tấn, tăng 8,03% so với tháng trước và tăng 29,47% so với cùng kỳ năm 2010.

Thị trường thép xây dựng trong nước năm nay tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Hiệp hội thép Việt Nam cho biết, sau khi giá thép liên tục tăng trong những tháng đầu năm nay, trong tháng 4/2011, giá thép trong nước đã có sự diều chỉnh giảm dần. Cụ thể, hiện một số doanh nghiệp sản xuất thép trong nước đã giảm giá từ 200.000 - 300.000 đồng/tấn so với đầu năm 2011. Hiện giá thép cuộn giao tại nhà máy giảm còn 18,5 triệu đồng/tấn, thép cây khoảng 18,4 triệu đồng/tấn (đã tính VAT). Những năm trước, thời điểm này là cao điểm của mùa xây dựng, song năm nay, sức mua đã sụt giảm tới 30% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài nguyên nhân khách quan là giá nguyên liệu phôi thép trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm thì nguyên nhân chính khiến giá thép giảm là do nhu cầu tiêu thụ trong nước giảm mạnh. Việc cắt giảm đầu tư công, tạm dừng, hoãn các công trình chưa thật cần thiết khiến cho nhu cầu vật liệu xây dựng giảm đáng kể. Thêm vào đó, hiện nay, do lượng thép mua dự trữ từ những tháng trước khá cao, lượng tồn kho lớn nên nhiều doanh nghiệp thương mại có nhu cầu xả hàng.

Theo Hiệp hội thép Việt Nam, hiện tổng lượng phôi thép tồn kho cùng với lượng phôi sản xuất trong nước và phôi nhập khẩu về trong tháng 4/2011 ở mức khá cao, gần 580 nghìn tấn, tăng 80 nghìn tấn so với tháng 3/2011. Vì vậy dự báo, quý II/2011, do cung vượt cầu lớn nên giá thép trong nước có thể chững lại hoặc giảm nhẹ.

Thị trường thế giới:Thị trường phế liệu thép thế giới trong tháng 4/2011 giảm giá liên tiếp tại châu Âu, Đông Nam Á, Biển Đen, Mỹ và Đài Loan do nhu cầu yếu từ các nước nhập khẩu trong khi nguồn cung dồi dào.

Tại Đông Nam Á, giá thép phế liệu giảm bình quân 5-10 USD/tấn do nhu cầu yếu, kết hợp với động đất và sóng thần ở Nhật Bản cũng gây sức ép lên thị trường bởi Nhật là nguồn cung thép phế liệu hàng đầu cho Đông Nam Á, các khách hàng Trung Quốc đã ngưng đặt hàng do lo ngại nhiễm phóng xạ.

Giá phôi thép Biển Đen cũng đã giảm liên tục trong 1 tháng qua do bất ổn chính trị leo thang tại Trung Đông, Bắc Phi làm giảm đầu tư vào lĩnh vực xây dựng và nhu cầu tiêu thụ phôi thép. Giá thép phế liệu quan trọng trong sản xuất thép dài như phôi thép hay thép thanh vằn đứng ở mức 418-447 USD/tấn, CFR.

Nhu cầu mua yếu từ Thổ Nhĩ Kỳ cũng gây sức ép lên giá thép phế liệu ở châu Âu và Mỹ- những thị trường xuất khẩu chính. Giá thép phế liệu tại Mỹ tháng qua giảm 2-3 USD/tấn trong khi tại châu Âu giảm 5-15 USD/tấn. Dự kiến các nhà máy thép Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở lại thị trường và mua thép phế liệu trong những tuần tới do cạn nguồn dự trữ sẽ là yếu tố hỗ trợ thị trường.

Về thị trường nhập khẩu: Đúng như dự báo trước đó, thảmhọa động đất sóng thần đã ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu thép của Nhật Bản. Trong tháng 3/2011, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và trở thành thị trường cung cấp thép số 1 của Việt Nam với lượng nhập khẩu là 162,47 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 138,53 triệu USD; tăng cao cả về lượng và kim ngạch so với tháng trước lần lượt là 148,66% và 144,9%. Đồng thời so với cùng kỳ năm 2010 cũng tăng 16,08% về lượng và tăng 54,44% về kim ngạch. Tính chung trong quý I/2011, lượng thép nhập khẩu từ thị trường này giảm nhẹ 2,86% nhưng lại tăng 30,65% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010.

Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc là 2 thị trường cung cấp thép lớn thứ 2 và thứ 3 của nước ta trong tháng này, với lượng nhập khẩu thép từ thị trường Nhật Bản đạt 149,65 nghìn tấn, kim ngạch đạt 123,77 triệu USD; tăng nhẹ 4,44% về lượng và tăng 14,45% về kim ngạch so với tháng trước. Ngược lại, so với cùng kỳ năm 2010 lại giảm 4,84% về lượng nhưng lại tăng 18,7% về kim ngạch. Còn đối với thị trường Hàn Quốc, nhập khẩu thép của nước ta đạt gần 129,5 nghìn tấn với kim ngạch đạt hơn 116,5 triệu USD; tăng 36,35% về lượng và tăng 36,36% về kim ngạch so với tháng trước. Đồng thời, so với cùng kỳ năm 2010 cũng tăng cả về lượng và kim ngạch lần lượt là 28,08% và 60,71%.

Ngoài ra, nhập khẩu thép từ một số thị trường khác trong tháng 3 này có mức tăng trưởng cao so với tháng trước như: NewZeland (tăng 1.601,39% về lượng và 1.909,64% về kim ngạch); Ấn Độ (tăng 711,67% về lượng và 365,78% về kim ngạch); Pháp (tăng 281,71% về lượng và 136,3% về kim ngạch);…Trong đó, nhập khẩu thép từ thị trường Hà Lan có mức tăng trưởng mạnh nhất (tăng 7.319,05% về lượng và 1.475% về kim ngạch), đạt 1.558 tấn và 1.134 nghìn USD.

Nhìn chung, nhập khẩu thép của nước ta trong 3 tháng đầu năm nay tăng ở hầu hết các thị trường. Đáng chú ý, nhập khẩu thép của nước ta từ thị trường Braxin trong 3 tháng đầu năm nay tăng đột biến cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010 lần lượt là 82.283,08% và 32.954,46%; đạt xấp xỉ 53,55 nghìn tấn và 33,4 nghìn USD.

Bên cạnh đó, lượng nhập khẩu thép từ một số thị trường khác sụt giảm trong 3 tháng đầu năm nay như: Ucraina (giảm 96,76%); Nga (giảm 81,36%); Nam Phi (giảm 64,8%); Italia (giảm 64,08%); Singapore (giảm 30,79%); Thái Lan (giảm 29,92%);…

Một số thị trường nhập khẩu thép trong tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2011

                                                                 Lượng: tấn; Kim ngạch: 1.000 USD)

 
T3/11
3T/11
So 3T/10(%)
Thị tr­ường
L
KN
L
KN
L
KN
Trung Quốc
162.471
138.527
289.841
253.008
-2,86
30,65
Nhật Bản
149.652
123.770
453.269
343.971
15,70
36,49
Hàn Quốc
129.499
116.515
394.185
337.878
42,51
75,77
Đài Loan
65.491
59.203
174.733
151.817
17,00
17,56
Malaysia
40.291
29.068
130.798
88.454
-29,45
-8,45
Thái Lan
21.723
17.044
38.081
31.147
-29,92
-11,99
Nga
21.469
15.382
42.181
30.141
-81,36
-73,00
Ấn Độ
12.029
10.820
14.330
14.701
167,85
92,83
Indonesia
7.119
5.727
16.447
13.021
52,73
53,01
NewZeland
6.108
3.959
7.669
4.766
1274,37
2037,22
Đức
2.828
2.715
5.160
5.142
86,01
83,51
Hà Lan
1.558
1.134
1.679
1.376
313,55
143,11
Singapore
1.014
1.306
1.899
2.853
-30,79
-39,97
Mỹ
1.007
704
15.184
9.206
124,22
54,83
Braxin
953
619
53.549
33.385
82283,08
32954,46
Pháp
668
957
1.014
1.775
61,72
17,08
Australia
439
493
19.966
12.069
438,89
210,66
Bỉ
362
238
2.576
1.633
115,03
147,05
Canada
290
185
11.004
6.287
1263,57
1532,99
Anh
247
339
258
421
285,07
856,82
Italia
226
363
583
923
-64,08
-57,05
Tây Ban Nha
211
743
1.810
2.965
1,63
9,45
Thụy Điển
187
109
626
854
458,93
68,77
Phần Lan
168
478
678
2.545
59,53
132,63
Hồng Kông
77
110
265
449
97,76
72,69
Nam Phi
62
202
189
411
-64,80
-59,31
Ucraina
29
43
670
561
-96,76
-94,48
Philippine
0
0
47
28
*
*
Đan Mạch
0
0
17
60
-29,17
76,47

Nguồn: Thươngmai.vn

Nguồn: Vinanet