Theo số liệu sơ bộ phát hành sáng 20/7 của Viện Nhôm Quốc tế (IAI) sản lượng nhôm toàn cầu tăng 0,5% thành 21,2 triệu tấn trong nửa đầu năm nay so với 20,2 triệu trong giai đoạn năm trước.

Chỉ một khu vực địa lý chính, Mỹ la tinh có sản lượng giảm so với năm trước mức điều chỉnh là 3,9%. Brazil là nước sản xuất lớn nhất kim loại nhẹ trong khu vực và số liệu từ hiệp hội nhôm ABAL của đất nước chỉ ra sản lượng giảm 0,7% trong nửa đầu năm.

Aratu, một nhà máy luyện nhỏ của Brazil đã đóng cửa đầu năm 2011, trong khi một nhà máy khác Sorocaba, đã đăng ký giảm 16% sản lượng trong 6 tháng đầu năm 2011.

Tăng trưởng ngoạn mục nhất đến từ các nước vùng Vịnh, nơi sản lượng tăng 33,6% do tác động tăng mạnh của các nhà máy luyện thế hệ mới trong khu vực.

Tăng trưởng khiêm tốn

Sản lượng nhôm toàn cầu đã đạt một loạt những mức cao kỷ lục năm nay và tháng 6 sản lượng trung bình hàng ngày là 122,100 nghìn tấn không phải ngoại lệ.

Nhưng tốc độ tăng trưởng chậm đáng kể so với tổng 11,2% năm ngoái bởi vì Trung Quốc. Các nhà máy luyện của nước này đã cắt giảm mức hoạt động trong nửa cuối năm ngoái do Bắc Kinh ra lệnh đóng cửa để nước này có thể đáp ứng mục tiêu năng lượng hiệu quả khi mãn hạn kế hoặch 5 năm.

Sản xuất của quốc gia mất khoảng 3 tháng để lấy lại mức hoạt động cao điểm được ghi nhận đầu năm 2010, giảm tăng trưởng chỉ 3,3% trong nửa đầu năm nay.

Lưu ý, những số liệu cung cấp cho IAI bởi Hiệp hội Kim loại màu Công nghiệp Trung Quốc là thấp hơn chút ít so với những số liệu công bố bởi Cục Thống kê Quốc gia đầu tháng này. Nhưng sự khác nhau giữa hai số liệu là trong biên độ chấp nhận được của sai số thống kê.

Không có ngạc nhiên lớn rằng thị trường Trung Quốc dường như đã chuyển thành thâm hụt kim loại nhẹ, chứng minh bởi sụt giảm mạnh hàng tồn kho có thể trông thấy được.

Tuy nhiên, những người đầu cơ giá nhôm lên sẽ nắm bắt khoảng cách giữa tăng trưởng sản lượng nửa đầu năm là 0,5% và tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu được đưa ra ở mức 12,0% bởi nhà sản xuất Alcoa Hoa Kỳ.

Điều đó có nghĩa là thị trường nhôm thế giới đang hướng tới thâm hụt tổng thể năm nay?

Nhưng sản xuất đang tăng tốc

Không nhất thiết, mặc dù dự báo của Alcoa là dư thừa 115 nghìn tấn năm nay, phân ra giữa 750 nghìn tấn thâm hụt tại Trung Quốc và phần còn lại của thế giới dư thừa 865 nghìn tấn.

Điều quan trọng, từ quan điểm sản xuất, tốc độ hoạt động toàn cầu đang được đẩy nhanh, một động lực rõ ràng hơn để thấy hình ảnh về những thay đổi sản lượng hàng năm hơn là sản lượng toàn bộ. Dựa vào sản lượng tháng 6 cơ bản hàng năm đã cao hơn 9,8% so với tháng 6/2010. Sản lượng hàng năm tăng thêm 885 nghìn tấn trong tháng 6 lên mức kỷ lục 19 triệu tấn.

Cho đến nay khủng hoảng điện dự đoán mùa hè đã đã không quyết liệt như lo sợ với lượng mưa phổ biến làm nâng mức nước thuỷ điện.

Đánh giá mới nhất từ Trung Quốc là sản lượng nhôm tăng 8% trong nửa cuối năm so với đầu năm do công suất mới vẫn chưa tăng mạnh. Nguồn bổ sung này đến từ các nhà máy đã hoàn thiện, nghĩa là nó hy vọng thoát khỏi sự chú ý bắt buộc phải cắt giảm của Bắc Kinh đối với các dự án mới.

Hơn nữa, tăng trưởng sản lượng trong phần còn lại của thế giới cũng tăng do công suất bị giảm bớt trong cuộc đại suy thoái cuối năm 2008 và đầu năm 2009 quay lại hoạt động. Ví dụ các nhà máy luyện ở Oceania, hiện nay đang sản xuất ở mức trước khủng hoảng.

Sản lượng tại cả Bắc Mỹ và Châu Âu quay lại mức cuối trong những tuần đầu tiên năm 2009.

Chỉ sản lượng nhỏ giảm ở Đông Âu, nơi UC RUSAL đang trải qua những vấn đề cung cấp nguyên liệu thô tại hai nhà máy ở Nga, đang hoạt động như lực cản nhẹ vào tăng trưởng tổng thể.

Ở những nơi khác, Alcoa đã phục hồi hoạt động nhà máy công suất hàng năm 200 nghìn tấn tại Hoa Kỳ trong khi tại Anh, nhà máy luyện Lynemouth đã quay trở lại hoạt động hết công suất, theo báo cáo hoạt động quý 2 của công ty chủ sở hữu Rio Tinto.

Sự kết hợp của tiềm năng công suất tăng hơn nữa trong thế giới công nghiệp hoá cũ và sản xuất mới nổi dậy tại Trung Quốc dường như cho thấy tốc độ tăng trưởng tiếp tục tăng trong những tháng tới.

Theo Reuters