Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), từ đầu năm đến nay, sức tiêu thụ thép tăng bất thường (tăng 40%-50% so với cùng kỳ năm ngoái) trong khi nhu cầu xây dựng thấp. Sức mua tăng cao đã góp phần làm giá thép tăng liên tục trong thời gian qua và ngược lại, giá tăng khiến các đại lý cấp tập gom hàng, đẩy giá tăng thêm. Do vậy lượng thép nhập khẩu cũng tăng theo.

Giá thép thế giới tăng cao đẩy giá thép trong nước tăng theo. Từ cuối năm 2010, giá bán quặng sắt và than cốc trên thị trường thế giới đã tăng cao. Các nước Australia, Brazil chiếm đến 70% thị phần thế giới. Họ gần như độc quyền và mỗi năm đều tăng giá từ 30 - 40%. Than cốc cũng được cung cấp từ Trung Quốc và các nước này, vừa rồi đã tăng đến 70%. Mỗi lần tăng giá đều gây ảnh hưởng rất lớn đến thế giới vì ảnh hưởng đến giá cả các mặt hàng khác, đặc biệt là phôi thép.

 Theo số liệu thống kê, nhập khẩu sắt thép các loại vào Việt Nam trong tháng 3/2011 tăng mạnh trở lại sau khi giảm vào tháng 2/2011, đạt khối lượng 633 nghìn tấn và trị giá 537 triệu USD, tăng 21,3% về lượng và 30,96% về trị giá so với tháng 2/2011, còn so với cùng kì năm 2010 thì giảm 10,25% về lượng nhưng lại tăng 16,14% về trị giá.

 Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 3/2011 tăng, trung bình đạt 847 USD/tấn, tăng 7,89% so với tháng 2/2011 và tăng 29,31% so với cùng kì năm 2010.

 Tính chung trong 3T/2011, nhập khẩu sắt thép các loại đạt khối lượng 1.689 nghìn tấn và trị giá 1,36 tỉ USD, giảm 3,68% về lượng nhưng lại tăng 21,84% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 806 USD/tấn, tăng 26,41% so với cùng kì năm 2010. 

Dự báo lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam trong tháng 4/2011 tiếp tục giảm nhẹ. Do một số nguyên nhân:

 Trên thế giới, chiến sự đang xảy ra ở khu vực Bắc Phi - nơi có tốc độ xây dựng và lượng tiêu thụ thép khá lớn của thế giới, sẽ khiến lượng tiêu thụ đối với hàng hoá này sụt giảm đáng kể. Tại châu Á, Trung Quốc cũng đang rốt ráo trong việc triển khai các biện pháp nhằm kìm chế lạm phát… Những điều này đã khiến cho giá phôi và thép phế trên thị trường thế giới có xu hướng chững lại và hiện ở mức 650- 670 USD/tấn đối với phôi và gần 500 USD/tấn đối với thép phế.

 Ở trong nước, thời điểm này, Nghị quyết 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội của Chính phủ đã bắt đầu có hiệu lực. Ngân hàng đã siết chặt hơn việc cho vay. Nhiều công trình đầu tư công hiệu quả không cao sẽ bị cắt giảm…

 Các yếu tố này khiến cho sức tiêu thụ thép trên thị trường không thể sôi động trong tháng tới. Trong khi đó, tháng 1 và tháng 2 vừa qua, lượng thép mua vào được xem là tăng đột biến so với cùng kỳ các năm trước. Cụ thể, trong tháng 1/2011, lượng thép được mua vào ở mức 469 nghìn tấn. Tháng 2, mặc dù là tháng Tết, có nhiều ngày nghỉ, nhưng lượng tiêu thụ lại đạt tới 475 nghìn tấn, tăng mạnh so với mức 302 nghìn tấn của tháng 2/2010. Như vậy, một phần trong số lượng thép đã được mua không đưa vào các công trình, mà được các thương nhân tạm trữ chờ tăng giá để bán ra. Tuy nhiên, đến tháng 3, sức mua có dấu hiệu chững lại, khiến các thương nhân này đã đẩy mạnh lượng bán ra để tránh lỗ, do đó giá có thể đi xuống.

 Về thị trường nhập khẩu

 Trong tháng 3/2011, ngành sản xuất thép của Nhật Bản bị thiệt hại nặng nề từ thảm họa động đất, sóng thần ngày 11/3/2011, khiến cho lượng thép xuất khẩu của nước này sụt giảm mạnh. Cùng với đó là sự lo ngại về thép nhiễm phóng xạ rò rỉ từ nhà mày điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản cũng khiến một số nước hạn chế nhập khẩu thép từ nước này. Chính vì vậy, lượng sắt thép nhập khẩu vào Việt Nam từ Nhật Bản trong tháng 3/2011 tuy tăng nhẹ nhưng đã không giữ được vị trí dẫn đầu như những tháng trước đó.

 Cùng với đó, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ. Do ảnh hưởng của chính sách thắt chặt tín dụng của Trung Quốc khiến cho lượng thép tồn kho trong nước này tăng cao, do vậy lượng sắt thép xuất khẩu của Trung Quốc tăng mạnh ra nước ngoài ( mà cụ thể là sang nước láng giềng Việt Nam). Mặt khác, trong tháng 3/2011, nhiều lô hàng sắt thép giá rẻ có chứa hợp chất Bo (thuế nhập khẩu 0%) từ Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam với số lượng lớn cạnh tranh gay gắt với thép của Việt Nam. Cụ thể:

 Nhập khẩu sắt thép các loại từ thị trường Trung Quốc đạt khối lượng 162 nghìn tấn và trị giá 138,5 triệu USD, tăng 148,66% về lượng và 144,9% về trị giá so với tháng 2/2011, tăng 16,08% về lượng và 54,44% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình giảm mạnh , giảm 1,51% so với tháng 2/2011 nhưng tăng 33,04% so với cùng kì năm 2010, đạt 853 USD/tấn.

 Tính chung trong 3T/2011, nhập khẩu sắt thép các loại từ Trung Quốc đạt 289,8 nghìn tấn và trị giá 253 triệu USD, giảm 2,86% về lượng nhưng lại tăng 30,65% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu đạt trung bình 873 USD/tấn, tăng 34,49% so với cùng kì năm 2010.

 Tiếp theo, nhập khẩu sắt thép từ thị trường Nhật Bản đạt khối lượng 149,6 nghìn tấn và trị giá 123,7 triệu USD, tăng 4,44% về lượng và 14,45% về trị giá so với tháng 2/2011, còn so với cùng kì năm 2010 thì giảm 4,84% về lượng nhưng lại tăng 18,7% về trị giá. Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 827 USD/tấn, tăng 9,59% so với tháng 2/2011 và tăng 24,73% so với cùng kì năm 2010.

 Nhập khẩu trong 3T/2011 từ Nhật Bản đạt khối lượng 453,2 nghìn tấn và trị giá 343,9 triệu USD, tăng 15,7% về lượng và 36,49% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu đạt trung bình 759 USD/tấn.

 Trong tháng 3/2011, nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường như: Ấn Độ, Newzealand và Hà Lan tăng rất mạnh. Cụ thể:

 Nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ đạt khối lượng 12 nghìn tấn và trị giá 10,82 triệu USD, tăng 711,67% về lượng và 365,69% về trị giá so với tháng 2/2011, tăng 816,15% về lượng và 458,84% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu trung bình đạt 899 USD/tấn, giảm 42,63% so với tháng 2/2011, giảm 39% so với cùng kì năm 2010.

  Còn nhập khẩu từ thị trường New zealand đạt khối lượng 6,1 nghìn tấn và trị giá 3,96 triệu USD, tăng 1.601,39% về lượng và 1.906,12% về trị giá so với tháng 2/2011, tăng 994,62% về lượng và 1.679,12% về trị giá so với cùng kì năm 2010. Đơn giá nhập khẩu tăng 17,91% so với tháng 2/2011 và 62,53% so với cùng kì năm 2010 lên mức 648 USD/tấn.

Tham khảo kim ngạch nhập khẩu sắt thép từ một số thị trường trong T03/2011

(Lượng: Tấn; Trị giá: triệu USD)

Thị trường

T3/2011

% so T2/2011

3T/2011

% so 3T/2010

 

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

162.471

138,53

148,66

144,90

289.841

253,01

-2,86

30,65

Nhật Bản

149.652

123,77

4,44

14,45

453.269

343,97

15,70

36,49

Hàn Quốc

129.499

116,52

36,35

36,36

394.185

337,88

42,51

75,77

Đài Loan

65.491

59,20

5,07

17,98

174.733

151,82

17,00

17,56

Malaysia

40.291

29,07

-27,59

-21,79

130.798

88,45

-29,45

-8,45

Thái Lan

21.723

17,04

61,08

61,13

38.081

31,15

-29,92

-11,99

Nga

21.469

15,38

9,77

13,19

42.181

30,14

-81,36

-73,00

Ấn Độ

12.029

10,82

711,67

365,69

14.330

14,70

167,85

92,83

Indonesia

7.119

5,73

123,52

106,66

16.447

13,02

52,73

53,00

Newzealand

6.108

3,96

1.601,39

1.906,12

7.669

4,77

1.274

2.041

Đức

2.828

2,71

140,48

128,20

5.160

5,14

86,01

83,50

Hà Lan

1.558

1,13

7.319,05

1.480,89

1.679

1,38

313,55

143,32

Singapore

1.014

1,31

171,12

81,81

1.899

2,85

-30,79

-39,97

Hoa Kỳ

1.007

0,70

-85,71

-82,08

15.184

9,21

124,22

54,82

Braxin

953

0,62

-97,94

-97,86

53.549

33,39

82.283

33.032

Pháp

668

0,96

281,71

136,30

1.014

1,77

61,72

17,05

Australia

439

0,49

-86,98

-76,87

19.966

12,07

438,89

210,62

Bỉ

362

0,24

-70,11

-70,17

2.576

1,63

115,03

147,25

Canada

290

0,19

84,71

114,73

11.004

6,29

1.263

1.531

Anh

247

0,34

-

-

258

0,42

285,07

864,55

Italy

226

0,36

205,41

77,23

583

0,92

-64,08

-57,05

Tây Ban Nha

211

0,74

-68,22

-25,87

1.810

2,96

1,63

9,44

Thụy Điển

187

0,11

-1,58

-67,52

626

0,85

458,93

68,62

Phần Lan

168

0,48

-32,26

-52,61

678

2,55

59,53

132,69

Hồng Kông

77

0,11

60,42

-27,27

265

0,45

97,76

72,41

Nam Phi

62

0,20

-

-

189

0,41

-64,80

-59,27

Ucraina

29

0,04

-93,68

-89,92

670

0,56

-96,76

-94,49

Tổng

633.822

537,22

21,30

30,96

1.689.779

1.362,91

-3,68

21,84

(Tinthuongmai.vn)

Nguồn: Vinanet