Tại châu Âu, thị trường chứng khoán đã lội ngược dòng,  chấm dứt chuỗi 3 ngày giảm liên tiếp. Sự đi lên hết sức ấn tượng của cổ phiếu ngành ngân hàng bù lại bớt số điểm mất đi của cổ phiếu ngành năng lượng do giá dầu giảm đã giúp chứng khoán Châu Âu dứt chuỗi 3 ngày giảm điểm.
Chỉ số liên Châu Âu FTSEurofirst 300 .FTEU3 tăng 0.5 %, đóng cửa tại 835.71 điểm. Hiện chỉ số này cao hơn đến 29.5% so với mức thấp hồi 9/3.
Đáng chú ý, các cổ phiếu của vài ngân hàng giành lại được số điểm đã mất trong những ngày gần đây. Theo đó, cổ phiếu của ngân hàng Barclays (BARC.L), Credit Suisse (CSGN.VX), HSBC (HSBA.L), và Ngân hàng  Hoàng Gia Scotland (RBS.L) tăng với biên độ từ 1.7% - 4.2%.
Nhờ Chính phủ Thụy Sĩ công bố đang tìm kiếm lối thoát nhanh chóng cho hoạt động đầu tư tại UBS, cổ phiếu của ngân hàng lớn nhất nước này tăng vọt 4%.
Cổ phiếu của Tập đoàn ngân hàng và bảo hiểm của Bỉ KBC (KBC.BR) rớt giá mạnh 24.9% trong phiên giao dịch trở lại sau khi bị đình chỉ hôm Thứ Tư.
Ngân hàng này đã công bố lỗ 3.6 tỷ EUR (4.9 tỷ USD) trong quý 1 do các hợp đồng vỡ nợ lên đến 4.1 tỷ EUR trong danh mục đầu tư. Trước đó, KBC đã nhận được sự bảo đảm của Chính phủ về việc hỗ trợ ngân hàng này thoát khỏi cơn khủng hoảng tài chính.
              Thị trường chứng khoán phố Wall đồng loạt lên ngôi sau  khi sàn giao dịch chứng khoán Châu Âu đóng cửa. Sắc xanh đã bao phủ khắp các chỉ số chính. Theo đó, chỉ số Dow Jones .DJI, S&P 500 .SPX và Nasdaq Composite .IXIC tăng trong biên độ 0.4% - 1.3%.
Dường như thị trường có vẻ dửng dưng trước các bằng chứng mới nhất về tình hình suy thoái của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Theo số liệu của chính phủ, các tuyên bố mới về số lượng công nhân Mỹ nhận trợ cấp thất nghiệp tuần trước vượt hơn dự kiến.
Các tuyên bố ban đầu về trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước đã tăng lên 32,000 so với con số được điều chỉnh trong tuần là 637,000, tính từ ngày 9/5. Trong khi đó, theo Reuters khảo sát, giới phân tích dự đoán mức trên là 610,000.
Một tiêu điểm quan trọng trong lĩnh vực tài chính là nguồn tin về việc chính quyền Obama đề xuất các biện pháp kiểm soát cứng rắn đối với các nghiệp vụ phái sinh trên thị trường OTC (over-the-counter derivatives).
Cổ phiếu của Tập đoàn dịch vụ viễn thông Anh BT (BT.L) mất 6.4% sau khi hãng công bố cắt giảm thêm 15,000 việc làm và cắt giảm mức cổ tức. Nguyên nhân do chi phí trợ cấp của BT tăng gần gấp đôi và số hợp đồng vỡ nợ lên đến 1.58 tỷ bảng Anh (2.4 tỷ USD), đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng thua lỗ năm.
Nhờ các nhà điều hành Mỹ phê chuẩn thuốc chữa chứng viêm thấp khớp Cimzia, cổ phiếu của tập đoàn dược phẩm Bỉ UCB (UCB.BR) nhảy vọt 15.6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE của Anh tăng 31.21 điểm, tương đương 0.72 %, leo lên 4,362.58 điểm. Chỉ số DAX của Đức nhận thêm 10.86  điểm, tức 0.23%, tiến lên  4,738.47 điểm. Chỉ số CAC40 của Pháp cộng thêm 3.39 điểm, tương đương 0.11%, đóng cửa tại  3,156.29 điểm.
           Ngược lại, chứng khoán châu Á lại trải qua một ngày ảm đạm do tin xấu bao trùm. Niềm hy vọng về khả năng kết thúc sớm hơn của suy thoái toàn cầu đã bị giảm sút nghiêm trọng khi các số liệu chi tiêu tiêu dùng Mỹ tiếp tục ảm đạm. Tất cả các thị trường lớn ở Châu Á đều giảm sâu, đặc biệt các chỉ số chính của Nhật Bản và Hồng Kông đánh mất khoảng 3%. Điều này cho thấy thị trường đã bắt đầu chuyển hướng sau chuỗi 9 tuần tăng nóng.
Kỳ vọng kinh tế phục hồi vào cuối năm đã dẫn dắt tất cả các thị trường chứng khoán thế giới tăng ít nhất 30%. Nhà đầu tư đã để tâm tới những số liệu sáng sủa hơn về lĩnh vực tài chính và sản xuất công nghiệp cũng như các giải pháp kích cầu của chính phủ tính thanh khoản ngày càng cao.
Tuy nhiên niềm tin của nhà đầu tư có phần sa sút khi đêm qua Bộ Thương mại Mỹ cho biết doanh thu bán lẻ trong Tháng Tư của nước này bất ngờ sụt giảm tháng thứ 2 liên tiếp. Bên cạnh đó, bản báo cáo từ khu vực kinh tế tư nhân cho thấy số nhà bị tịch thu cũng gia tăng. Các báo cáo này đã cho thấy người tiêu dùng Mỹ vẫn chưa mở rộng hầu bao chi tiêu trước bối cảnh thất nghiệp ngày càng gia tăng và bóng đen suy thoái vẫn còn lởn vởn.
Những thông tin này thật sự đáng lo ngại đặc biệt là đối với những nước Châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu vì bất kỳ sự phục hồi nào cũng trở nên mơ hồ nếu nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ vẫn chưa được cải thiện.
Chỉ số Nikkei .N225 của Nhật Bản giảm 246.76 điểm, tức 2.6%, đóng cửa ở 9,093.73 điểm. Chỉ số Hang Seng .HSI của Hồng Kông giảm sâu 517.93 điểm, tương đương 3%, rơi về mốc 16,541.69 điểm. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc cũng giảm 2.4%, xuống 1,380.95 điểm.
Chỉ số S&P/ASX của Úc trượt dài tới 3.4%, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc giảm nhẹ 0.9%, chỉ số Taiex của Đài Loan đánh mất 1.8%. Tại Ấn Độ, chỉ số Sensex hạ 1.2% khi cuộc bầu cử kéo dài trong một tháng cuối cùng cũng kết thúc.

Nguồn: Vinanet