Giá dầu cọ kỳ hạn trên thị trường thế giới đã tăng 57% trong năm 2009, mức cao nhất trong vòng 12 năm nay, do triển vọng nhu cầu tăng từ Ấn Độ và Trung Quốc, những nước tiêu thụ hàng đầu thế giới, bởi dầu cọ không chỉ dùng làm dầu ăn mà còn được dùng làm nhiên liệu sinh học. Trong vòng một thập kỷ qua, giá dầu cọ đã tăng gấp hơn 2 lần.

Nguồn cung dầu đậu tương khan hiếm vào đầu niên vụ do hạn hán ở Nam Mỹ cũng góp phần cơ bản đẩy giá dầu cọ tăng lên trong năm vừa qua.

Kết thúc năm, hợp đồng kỳ hạn 3 tháng ở mức giá 2.663 Ringgit (782 USD)/tấn trên sở giao dịch hàng hoá Malaysia, mức cao nhất kể từ ngày 15/5/2009.

Trên Sở giao dịch Đại Liên, Trung Quốc, dầu cọ tăng giá 45% trong năm vừa qua, chốt ở mức giá 7.276 NDT (1.066 USD)/tấn. Ở thời điểm đó, dầu cọ chỉ còn rẻ hơn khoảng 8% so với giá dầu đậu tương.

Nhập khẩu dầu thực vật vào Ấn Độ có thể tăng 4,6% trong năm bắt đầu từ ngày 1/11/2010, so với 8,6 triệu tấn năm trước đó. Dầu cọ chiếm khoảng 80% tổng nhập khẩu dầu thực vật vào Ấn Độ. Ấn Độ đã xoá bỏ thuế nhập khẩu mặt hàng này từ tháng 4/2008, và đến tháng 3/2009 xoá bỏ nốt thuế nhập hẩu dầu đậu tương thô do sản lượng trong nước giảm.

Sản lượng hạt có dầu của Ấn Độ niên vụ 2009-2010 có thể giảm 9% xuống 13,7 triệu tấn, do hạn hán xảy ra trên già nửa diện tích đất trồng trọt.

Tiêu thụ dầu ăn ở Ấn Độ có thể tăng 6% trong năm nay, cao hơn mức tăng trung bình 4% của những năm trước.

 a metric ton on the Malaysia Derivatives Exchange, the highest close since May 15.

“Palm oil is expected to trade between 2,200 and 2,800 ringgit next year and the higher part of that range should happen sometime in the first quarter of 2010,” Santoso said. “I don’t expect any moderation until the end of the second quarter of next year.”

Dorab Mistry, giám đốc công ty Godrej International Ltd., một trong những nhà nhập khẩu dầu thực vật lớn nhất Ấn Độ, dự báo giá dầu cọ kỳ hạn có thể tăng 19% vào cuối quý I/2010, đạt khoảng2.800 Ringgit đến 3.000 Ringgit/tấn (820 – 879 USD)/tấn.

Theo ông Mistry, giá dầu cọ sẽ tăng nhanh hơn so với các loại dầu thực vật khác trong năm 2010. Ông cho rằng tốc độ tăng giá dầu đậu tương sẽ bị hạn chế bởi nguồn cung tăng ở Nam Mỹ sau tháng 4 tới. Nguồn cung dầu cọ cũng sẽ tăng nhưng số đó sẽ được hấp thụ bởi nhu cầu diezel ở các nước sản xuất dầu cọ tăng lên. Dầu đậu tương sẽ tăng giá lên mức 950 USD/tấn, FOB Áchentina. Khoảng chênh lệch giá giữa dầu đậu tương và dầu cọ chắc chắn sẽ thu  hẹp dần.

Giá dầu hướng dương dự báo sẽ tăng lên 1.200 USD/tấn tại Châu Âu, trong khi dầu hạt cải sẽ cao giá hơn so với dầu đậu tương, nhưng chưa bằng giá dầu hướng dương.

Ông Mistry dự báo giá dầu olein cọ RBD vào cuối quý I sẽ ở mức 900 USD/tấn, và giá dầu  nhân cọ và dầu dừa sẽ xấp xỉ mức giá dầu cọ trong nửa đầu năm 2010.

Malaysia, nước trồng nhiều cọ nhất thế giới, có thể giảm sản lượng cọ vào năm 2010 so với năm 2009 bởi những cây mới trồng cho sản lượng thấp. Ông Mistry dự báo sản lượng cọ Indonexia - nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới - sẽ đạt 1 triệu đến 1,5 tiệu tấn trong năm tới, thấp hơn  mức 2 triệu tấn mà các nhà phân tích dự báo.

Sản lượng đậu tương Nam Mỹ vụ này dự kiến sẽ đạt kỷ lục cao. Sản lượng hạt cải cũng sẽ tăng. Tuy  nhiên, triển vọng sản lượng hạt hướng dương không mấy khả quan.

(Vinanet)