Dầu cọ thô kỳ hạn tháng 8/2009 giá tăng 5 Ringgit lên 2.465 Ringgit/tấn, giao dịch trong khoảng 2.441-2.504 Ringgit/tấn.

Dầu olein cọ kỳ hạn tháng 7/8/9 được giao dịch ở mức 767,50 USD/tấn.

Tại Đại Liên (Trung Quốc), dầu cọ kỳ hạn tháng 9 giá hiện ở mức 6.808 NDT (996 USD)/tấm. Trung Quốc là nước tiêu thụ dầu cọ lớn nhất thế giới.

Một nhà phân tích ở Singapore ước tính sản lượng dầu cọ Malaysia trong tháng 5 tăng 10- 13% so với tháng trước, trong khi xuất khẩu chỉ tăng khoảng 5%.

Như vậy, dự trữ dầu cọ Malaysia tính đến cuối tháng 5 ước khoảng 1,20 – 1,31 triệu tấn, tăng so với 1,29 triệu tấn cuối tháng 4.

Nhu cầu dầu cọ lúc này không cao, nên khả năng xu hướng giá tăng sẽ khó duy trì lâu dài.

Ấn Độ, nước nhập khẩu dầu cọ lớn thứ 2 thế giới, có thể sẽ giảm tốc độ mua mặt hàng này sau khi đã xây dựng được kho dự trữ dầu thực vật ở mức cao kỷ lục.

Theo hãng điều tra Societe Generale de Surveillance, xuất khẩu dầu cọ Malaysia sang Ấn Đọ trong tháng 5 ước tính giảm 26% so với tháng trước đó, sau khi tăng 94% trông tháng 4.

Dự trữ dầu ăn của Án Độ đã tăng 55% trong 7 tháng kết thúc vào tháng 5, đạt 1,7 triệu tấn, vượt quá mức bình thường là 1,1 triệu tấn.

Giá dầu cọ đã tăng 45% từ đầu năm tới nay do sản lượng đậu tương giảm ở Brazil và Áchentina, và dự trữ đậu tương ở Mỹ dự báo giảm xuống mức thấp nhất của 5 năm nay.

Dầu cọ cạnh tranh với dầu đậu tương trong cả mục đích dùng làm thực  phẩm và nhiên liệu sinh học.

Dự báo giá dầu cọ kỳ hạn ở Malaysia trong năm nay sẽ ở mức trung bình 700 USD/tấn, cao hơn 50 USD so với dự báo trước đây.

Giá dầu cọ thế giới:

Kỳ hạn

 Giá 10/6   

   +/-

T6/09

    2.480 

  - 12   

T7/09   

 2.465 

  - 04   

T8/09

    2.465

    + 05   

T9/09   

 2.463

  + 08   

T10/09  

  2.455  

 + 05   

 

Nguồn: Vinanet