* Giá dầu mỏ tăng hơn 2% do kinh tế có nhiều dấu hiệu hồi phục khả quan
    * Chỉ số CRB đạt mức cao nhất của 12 tuần do đường, ngô và palladium đồng loạt tăng giá
    * Thị trường chờ đón số liệu về xây dựng nhà mới ở Mỹ

Theo nguồn tin Reuters, giá dầu mỏ đã tăng trên 2% trong ngày 14/4/2010 sau khi dự trữ dầu thô ở Mỹ giảm và nhiều số liệu kinh tế khả quan đem lại hy vọng về sự hồi phục vững vàng, trong khi đồng Đôla Mỹ giảm giá trở lại khiến giá các hàng hoá khác có cơ hội tăng, đẩy chỉ số giá hàng hoá tăng lên mức cao nhất 12 tuần.

Chỉ số giá 19 loại hàng hoá Reuters-Jefferies CRB đã tăng 1% lên mức cao nhất kể từ 201/1/201 khi dầu mỏ lập kỷ lục cao của 1 tuần, đường lập kỷ lục cao của 2 tuần, và ngô lập kỷ lục cao của 3 tuần

Palladium, kim loại quý được sử dụng trong ngành ô tô, cũng tăng mạnh, vượt tốc độ tăng giá vàng khi thêm 4% lập kỷ lục cao của 2 năm.

Bán lẻ ở Mỹ tăng khá trong tháng 3, đem lại hy vọng cho các nhà đầu tư, khuyến khích họ mua hàng hoá vào.

Không chỉ Mỹ, khu vực đồng Euro cũng thông báo sản lượng công nghiệp tháng 2 cao hơn mức dự kiến.

USD giảm giá so với Euro và Yên sau khi Singapore định giá lại đồng tiền của mình.

Trên thị trường dầu mỏ, hợp đồng kỳ hạn giao gần giá tăng 1,79 USD hay 2,1% lên 85,84 USD/thùng. Tuần trước, hợp đồng này đã lập kỷ lục cao của 18 tháng là trên 87 USD/thùng.

Dầu thô tăng giá sau khi Cơ quan thông tin năng lượng thông báo dự trữ dầu thô của nước này giảm 2,2 triệu thùng trong tuần qua, so với dự đoán là tăng 1,5 triệu thùng.

Dự trữ xăng giảm 1,1 triệu thùng, cũng cao hơn dự kiến, trong khi nhu cầu tuần qua tăng gần 3% sau kỳ nghỉ lễ Phục sinh.

Đường tăng giá mạnh bởi USD giảm giá và triển vọng nhu cầu tăng từ Mỹ, Nga và Pakistan.

Tại New York, đường thô kỳ hạn tháng 5 giá tăng 0,55 US cent lên mức cao nhất của 2 tuần là 17,53 US cent/lb. Từ mức đỉnh cao của 29 năm là 30,40 US cent vào ngày ½, giá đường thô đã giảm xuống mức thấp nhất của 11 tháng là 15,46 US cent vào ngày ¼, tức là giảm gần 50%. Kể từ đó, giá đã hồi phục được 15% đạt 17,79 US cent vào ngày 14/4.

Giá ngô kỳ hạn tại Mỹ lập kỷ lục cao của 3 tuần sau 3 ngày liên tiếp tăng giá nhờ hoạt động mua mạnh từ các quỹ hàng hoá. Ngô kỳ hạn tháng 5 giá tăng 11,25 US cent hay 3,2% lên 3,63 – ¾ USD/bushel.

 Palladium đang được giao dịch ở mức giá cao nhất kể từ tháng 3/2008, tăng 31 USD hay khoangt 4% so với hôm trước, lên 547 USD/ounce. Các kim loại cơ bản khác cũng đồng loạt tăng giá.

Sau hai phiên giảm do áp lực chốt lời, giá vàng thế giới trên sàn New York đêm qua quay đầu tăng trở lại nhờ lực mua tăng lên và đồng USD suy yếu. Các tín hiệu kỹ thuật tích cực và giá dầu tăng cũng là các yếu tố hỗ trợ cho vàng.

Giá vàng giao tháng 6 đóng cửa phiên giao dịch 14/4 trên sàn Comex của New York tăng 6,2 USD lên 1.159,6 USD/ounce. Vàng giao ngay cũng tăng khoảng 3 USD lên 1.156 USD/ounce.

Tới đầu giờ sáng 15/4, vàng trên thị trường châu Á cả giao sau và giao ngay đang xoay quanh 1.156-1.157 USD/ounce.

Vàng quay đầu tăng trở lại chủ yếu nhờ sức cầu tăng trở lại sau hai phiên giảm. Sức cầu được hỗ trợ thêm bởi các tín hiệu phân tích kỹ thuật tích cực, chỉ số USD Index giảm và giá dầu tăng.

Về vấn đề nợ xấu tại Hy Lạp, cho dù tình hình đang được cải thiện nhờ những nỗ lực của EU nhưng xu hướng mua vàng tại khu vực này để phòng ngừa rủi ro với các đồng tiền các nước châu Âu vẫn đang diễn ra.

Đêm qua, tình hình khả quan của kinh tế Mỹ đã kéo chỉ số Dow Jones tăng gần 1% lên một đỉnh cao mới trong năm là 11.123,11 điểm. Giá dầu trong khi đó tăng mạnh lên gần 86 USD/thùng. Tới 7h sáng 15/4, giá dầu đang đứng ở mức 86,14 USD/thùng.

Theo các chuyên gia của Kitco, các phân tích kỹ thuật tiếp tục cho thấy vàng có thể tăng trong ngắn hạn. Ngưỡng cản kỹ thuật và tâm lý trước mắt là 1.200 USD/ounce. Trong khi đó ngưỡng hỗ trợ mạnh là 1.135 USD/ounce. Ngưỡng hỗ trợ yếu hơn là 1.151 USD/ounce.

Giá cao su hồi phục trở lại trước những dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu ngày càng hồi phục, dẫn đầu là nền kinh tế châu Á. Điều này củng cố them lòng tin về việc nhu cầu hang hóa để sản xuất lốp xe sẽ khởi sắc.

Giá cao su tại thị trường Tokyo tăng 0,6% lên mức 330 yen/kg (3.532 USD/tấn), gần với mức cao nhất kể từ 31/7/2008 (332,3 yen/kg). Giá cao su giao tháng 9 tại Thượng Hải vào cuối giờ chiều tăng 0,8% lên mức 25.575 NDT/tấn (3.347 USD/tấn).

Giá cao su giao kỳ hạn đã tăng 19% kể từ đầu năm nhờ kinh tế hồi phục sau khủng hoảng, giúp tăng nhu cầu. Sản lượng cao su tại Thái Lan giảm theo chu kỳ mùa cũng đẩy giá cao su lên.

Cao su hồi phục cũng nhờ chứng khoán châu Á tăng điểm sau khi chính phủ Singapore nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm nay. Bên cạnh đó, thất nghiệp tại Hàn Quốc giảm mạnh nhất trong thập kỷ và doanh số bán hàng của Intel vượt trên dự đoán cũng góp phần tăng lạc quan.

Doanh số bán xe tại Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới – tăng mạnh rong tháng 3 nhờ gói kích thích đã góp phần tăng nhu cầu cao su tại thị trường xe lớn nhất.

Dưới đây là giá hàng hoá cụ thể
 
ĐVT
Giá 14/4/2010
+/-
+/- (%)
Giá 14/4/2009
So theo năm (%)
Dầu thô – New York – T5/10
USD/thùng
 85,93
 1,88
2,2
79,36
 8,3
 Dầu Brent – London (T5/10)
USD/thùng
86,22
 1,50
1,8
77,93
10,6
Vàng
USD/ounce
 1158,50
 5,10
0,4
1096,20
 5,7
 Bạc
USD/ounce
18,435
0,186
1,0
 16,845
 9,4
platinum
USD/ounce
 1734,00
16,70
1,0
1471,00
17,9
palladium
 
549,40
27,60
5,3
 408,85
34,4
 
 
 
 
 
 
 
Đồng – New York
USD/tấn
361,50
 1,45
0,4
 334,65
 8,0
Đồng – London
USD/tấn
 7960,00
60,00
0,8
7375,00
 7,9
Ngô
USD/bushel
 3,5800
 0,0550
1,6
4,145
 -13,6
Đậu tương
USD/bushel
 9,6775
 0,0100
0,1
10,3975
-6,9
Lúa mì
USD/bushel
 4,7350
-0,0125
 -0,3
5,415
 -12,6
Cà phê
US cent/lb
131,80
-0,35
 -0,3
 135,95
-3,1
Cacao
USD/tấn
2898
22,00
0,8
 3289
 -11,9
Đường
US cent/lb
 17,53
 0,55
3,2
26,95
 -35,0
 (Vinanet)