Phía Nam và Đông Ucraina và phía Nam nước Nga chắc chắn sẽ thiếu mưa cho tới giữa tháng 8, ảnh hưởng tới năng suất cây ngô, trong khi các khu vực trồng lúa mì xuân ở Nga và Kazakhstan cũng có khả năng mất mùa do thời tiết khô hạn.
Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn thứ 2 thế giới, còn Ucraina là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới.
 
Ngô:
Giá ngô kỳ hạn trên thị trường Chicago lúc đóng cửa ngày 10/8, tăng trở lại sau khi giảm hơn 11% trong 4 phiên giao dịch trước đó.
Việc Ai Cập mua 120.000 tấn ngô Mỹ đã làm thị trường sôi động trở lại.
Ngô kỳ hạn tháng 12 giá tăng 4 US cent hay 1,2% lên 3,305 USD/bushel. Từ đầu năm tới nay, giá ngô đã giảm 19% do thời tiết có lợi cho vụ mùa ngô.
Tuần qua, giá ngô giảm mạnh bởi giá thịt lợn giảm. Chỉ trong 1 tuần, giá thịt lợn tại Mỹ đã giảm 17%, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 12/1998. Ngô chủ yếu được sử dụng làm thức ăn chăn nuôi. Việc giá thịt giảm bao giờ cũng bất lợi cho giá ngô.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), tính từ đầu năm bắt đầu từ ngày 1/9/2008 tới nay, Mỹ đã bán 731.200 tấn ngô, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Mỹ là nước sản xuất và xuất khẩu ngô lớn nhất thế giới.
Áchentina, nước xuất khẩu ngô lớn thứ 3 thế giới, có thể sẽ xoá bỏ những hạn chế đối với ngô và lúa mì xuất khẩu sau khi họp với các nhà xuất khẩu tỏng tuần này. Việc xoá bỏ hạn chế xuất khẩu sẽ góp phần khuyến khích người nông dân tăng sản lượng cả 2 loại cây này.
 
Lúa mì:
Giá lúa mì kỳ hạn tại Chicago hồi phục khỏi mức thấp nhất của 1 tháng nay do hoạt động mua đầu cơ và cũng do tình hình thời tiết không thuận lợi ở Nga, Ucraina và Áchentina có nguy cơ làm giảm sản lượng toàn cầu.
Áchentina đang trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ 70 năm nay và vẫn chưa có dấu hiệu có mưa trong một vài ngày tới.
Lúc đóng cửa ngày 10/8, giá lúa mì kỳ hạn tháng 9 tăng 3,25 US cent hay 0,6% đạt 5,1675 USD/bushel vào lúc đóng cửa. Trong ngày, có lúc giá chạm mức thấp nhất kể từ ngày 30/7, 5,12 USD/bushel.
Việc một quan chức Nhật Bản thông báo chính phủ nước này đang xem xét tăng cường nhập khẩu lúa mì trong tài khoá này cũng đẩy giá lúa mì tăng. Hiện thời tiết ẩm ướt ở Nhật đang đe doạ làm giảm sản lượng lúa mì ở đảo Hokkaido, khu vực trồng lúa mì lớn nhất của Nhật.
Nhật Bản là nước nhập khẩu lúa mì lớn nhất châu Á. Khả năng nước này sẽ nhập khẩu trên 4,91 triệu tấn lúa mì trong năm kết thúc vào ngày 31/3/2010.
 
Đậu tương:
Chỉ riêng giá đậu tương không biến động nhiều, với hợp đồng kỳ hạn tháng 11 tai Chicago ở mức 10,39 USD/bushel.
Trong tuần qua, giá đậu tương đã tăng 5,8%, là tuần thứ 2 liên tiếp tăng giá.
Mặc dù còn chưa chắc chắn, song có khả năng sản lượng đậu tương Mỹ năm nay sẽ tăng.
Giá ngũ cốc tại Chicago ngày 10/8/2009

Kỳ hạn
Giá đóng cửa
+/-
Ngô (US cent/lb)
T9/09
 324,2
 2,2
T12/09
 330,4
 4,0
T3/10
 344,0
 4,0
T5/10
 353,2
 3,6
Lúa mì(US cent/lb)
T9/09
 494,2
 4,6
T12/09
 520,0
 3,2
T3/10
 539,2
 3,2
T5/10
 551,2
 3,0
Đậu tương (US cent/bushel)
T8/09
1170,4
 -14,0
T9/09
1067,4
 -23,0
T10/09
1010,0
 -28,4
T12/09
1014,2
 -27,0

Nguồn: Vinanet