USD giao dịch gần mức thấp nhất 3 tuần qua so với Euro trước khi bản báo cáo của Đức đưa ra trong ngày hôm nay có thể cho thấy số lượng bán lẻ tại nền kinh tế lớn nhất châu Âu này đã hồi phục  trong tháng 3/2009, gây giảm nhu cầu tiêu thụ đồng bạc xanh. Đồng Yên đã giảm xuống mức thấp nhất 4 ngày qua so với đồng Won  của Hàn Quốc do tin các quốc gia châu Á sẽ có mức dự trữ ngoại tệ là 120 tỷ USD vào cuối năm nay đang thúc đẩy lòng tin tiêu dùng.
  Vào 9 giờ sáng nay tại Singapor, đồng Yên giảm còn 132,43/ USD so với mức 131,54 tại Niu Oóc trong ngày 01/05 sau khi giảm nhẹ còn 132,45, mức thấp nhất kể từ 14/04. Đồng yên Nhật đã giảm còn 99,33/ USD so với 99,11. USD giao dịch ở mức 1,3315 USD/ Euro so với mức 1,3273 USD tại NIu Oóc trong ngày 01/05. Yên đã giảm còn 1,3386 USD trong ngày 30/04, mức thấp nhất kể từ 13/04.
Chuyên gia kinh tế trưởng thuộc Ngân hàng Thế giới (WB) Lâm Nghị Phu hôm 1/5 trong bài phát biểu tại Washington đã nhận định, trong khoảng thời gian ngắn nữa đồng USD vẫn giữ được thế mạnh của mình, tuyệt đối không bị mất giá mạnh.
 Ông Lâm Nghị  Phu cũng chỉ rõ, việc đồng USD vẫn giữ được thế mạnh của mình cũng có nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, hiện tại  khủng hoảng tài chính khiến cho lượng vốn bằng USD  đang đầu tư ở nước ngoài được thu hồi về nước, điều này sẽ càng khiến cho xu hướng tăng giá của đồng USD đẩy mạnh. Hơn nữa, về cơ bản nền kinh tế Mỹ cũng tích cực ủng hộ cho đồng USD giữ nguyên được vị thế tăng giá. Mặt khác, khi nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng cũng chính là thời điểm mà kinh tế các nước khác cũng bước vào bờ vực suy thoái. Tóm lại, khi nền kinh tế Mỹ có những dấu hiệu phục hồi cũng là lý do khiến cho đồng USD bật trở lại
Theo nhận định của ông Lâm Nghị Phu, Chính phủ Mỹ có thể thông qua các gói kích cầu mà kích thích mạnh vào tăng trưởng kinh tế, đồng USD vẫn có thể duy trì được thế mạnh của mình trong trường hợp Chính phủ bơm một lượng tiền lớn vào các cơ cấu tài chính.
Theo ông Lâm Nghị Phu, thời điểm này các nước cần phải vượt qua khủng hoảng tài chính, tăng cường các hạng mục đầu tư để kích thích kinh tế chính là những lựa chọng tốt nhất. Ông đồng thời cũng lấy một ví dụ, nếu như đầu tư vào cơ sở hạ tầng chính là một phần quan trọng của các nền kinh tế đang phát triển thì tăng cường đầu tư vào phương diện môi trường chính là hạng mục đầu tư chủ chốt của các nước phát triển.
Tin liên quan:
ECB có thể sẽ tiếp tục hạ lãi suất trong tháng 5
Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể sẽ hạ lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản khi nhóm họp trong ngày 7/5 và công bố các biện pháp bổ sung nhằm thúc đẩy nền kinh tế Eurozone đang trì trệ.
ECB đã làm thị trường bất ngờ khi trong tháng trước bởi mức cắt giảm lãi suất ít hơn mức mà thị trường dự đoán, nhưng trước thềm cuộc họp tháng này Chủ tịch Jean Claude-Trichet từng nói cuộc họp hôm 7/5 sẽ là "then chốt" và khả năng tiếp tục cắt giảm lãi suất có thể sẽ xảy ra.
FED giữ nguyên mức lãi suất ngân hàng thấp kỷ lục
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cuối tuần qua tuyên bố giữ nguyên mức lãi suất cơ bản thấp kỷ lục (từ 0,0% đến 0,25%) đã công bố từ tháng 12/08, và khẳng định sẽ tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ hiện hành để tăng tính thanh khoản của thị trường tín dụng và tăng hoạt động cho vay của ngân hàng.
Trong bản tuyên bố ra ngày 29/4, Ủy ban Thị trường Mở của FED cũng cho biết từ nay đến cuối năm, FED sẽ mua 1.250 tỷ USD trái phiếu có thế chấp bảo đảm và 200 tỷ USD công cụ nợ khác. FED cũng có kế hoạch vào mùa thu năm nay thực hiện Kế hoạch cho vay được đảm bảo bằng tài sản có kỳ hạn với việc mua tối đa 300 tỷ USD trái phiếu chính phủ dài hạn. Ngoài ra, FED sẽ giảm bớt kế hoạch mở rộng thế chấp đối với các khoản vay trực tiếp của các doanh nghiệp.
Mỹ lại “xóa sổ” thêm 3 ngân hàng
Trong ngày đầu tiên của tháng 5, các nhà chức trách Mỹ đã đóng cửa thêm 3 ngân hàng, nâng tổng số nhà băng “đội nón ra đi” ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 32 ngân hàng.
Như vậy, làn sóng đổ vỡ trong ngành ngân hàng Mỹ từ đầu năm tới nay đang diễn biến theo chiều hướng tăng tốc.
Ngân hàng có quy mô lớn nhất sụp đổ trong đợt này là ngân hàng Silverton Bank có trụ sở ở thành phố Atlanta, bang Georgia. Đây là một ngân hàng bán buôn có tài sản lên tới 4,1 tỷ USD và nắm giữ 3,3 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Sau khi Văn phòng Giám sát tiền tệ Mỹ (OCC) đóng cửa Silverton, Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang (FDIC) đã tiếp quản và tạm thời kiểm soát ngân hàng này cho tới khi tìm được khách mua lại.

Nguồn: Vinanet