Đồng Yên cũng tăng lên mức cao nhất 4 tuần qua so với USD do WHO  đã tăng mức báo động dịch bệnh lên mức chưa từng có. Đồng peso Philippin và đồng ringgit Malaysia đã khiến cho các đồng tiền châu Á giảm xuống do tin tốc độ lan rộng của dịch bệnh sẽ cắt giảm hoạt động của ngành du lịch và làm trầm trọng hơn suy thoái toàn cầu. Đồng Euro giảm xuống ngày thứ ba so với đồng Yên do lo ngại ngân hàng Trung Ương châu Âu sẽ bắt đầu mua trái phiếu tùy theo chi phí cho vay.
Yên đã tăng lên mức 125,26/ euro vào lúc 12:06 PM tại Tokyo, so với mức 126,14 tại Niu Oóc chiều qua. Ban sáng, Yên  đã tăng lên mức 125,24, mức cao nhất kể từ 12/03/2009. Đồng Yên đã tăng lên mức 96,29/ USD so với mức 96,77, sau khi đạt mức 96,28, mức cao nhất kể từ 30/03. Đồng tiền duy nhất của Liên Minh Châu Âu đã giảm còn 1,3010 USD so với mức 1,3036 USD.
Đồng pêso Philiphin đã giảm 0,4% còn 48,855/ USD, đồng rupiah của Inđônêxia đã giảm 0,4% còn 10.848/ USD và ringgit Malaysia giảm 0,6% còn 3,6215/ USD.
Cho tới thời điểm này, có ít nhất 130 người tại Mêhicô bị chết vì dịch cúm lợn. Đã có một số trường hợp ở Mỹ và Niu Dilân được xác định là nhiễm virus cúm lợn. Người ta lo ngại rằng dịch bệnh đã lan tới cả châu Âu, Israel và New Zealand. Các quan chức Mỹ và châu Âu đã thông báo với du khách hoãn các chuyến công du không quan trọng, các chuyến du lịch vào Mêhicô nhằm tránh lây lan dịch bệnh.   Ôxtrâylia, Nhật Bản, Singapor và Hàn Quốc đang có các biện pháp bảo vệ khách hàng của họ.
Đồng pêsô Mêhicô đã giảm còn 14,0350/ USD trong các giờ giao dịch hạn hẹp châu Á so với mức 14,0505 trong ngày hôm qua, sau khi giảm còn 14,1007, mức thấp nhất kể từ 1/4/2009. Đồng pero đã giảm xuống trong ngày hôm qua so với tất cả các đồng tiền lớn khác do chính phủ đóng cửa các trường học tới 06/05 và đóng cửa các khu vực công cộng  có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhu cầu mua đồng Euro cũng yếu do dự kiến các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung Châu Âu ( ECB) trong tuần này sẽ giảm tỷ lệ lãi suất và bơm thêm tiền vào nền kinh tế để giảm chi phí cho vay và hạn chế suy thoái.Tỷ lệ lãi suất tại NIuzelan và Ôxtrâylia hiện là 3%, so với 0,1% tại Nhật Bản và mức 0% tại Mỹ, đang hấp dẫn các nhà đầu tư đổ vốn vào tài sản của các nước Nam Thái Bình Dương. Đôla Niuzelan đã giảm còn 55,52 UScent so với 56,57 UScent vào chiều hôm qua. Đồng tiền này đã giảm còn 53,45 Yên so với 54,74 Yên.
Tin liên quan:
Mỹ cần đẩy lãi suất xuống âm 5%
Tờ Financial Times viện dẫn một nghiên cứu của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED cho biết, mức lãi suất lý tưởng để hỗ trợ nền kinh tế Mỹ đương đầu với suy thoái sẽ là âm 5%.
 Nghiên cứu này dựa trên phương pháp Taylor, quy tắc điển hình được đánh giá mức lãi suất thích hợp dựa trên tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát.
Các nhà làm chính sách của FED sẽ nhóm họp hai ngày, bắt đầu từ thứ ba, tuy nhiên hầu hết trong số họ đều hi vọng kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ nền kinh tế.
IMF phát hành thêm trái phiếu, Trung Quốc tiếp tục đầu tư
Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF có ý định muốn phát hành thêm trái phiếu, nhằm trợ giúp phần nào nền kinh tế toàn cầu thoát ra khỏi khó khăn.
 Các nền kinh tế đang phát triển như Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ và các nước khác cũng yêu cầu phát hành trái phiếu thay thế cho các khoản cho vay dài kỳ đến IMF.
Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, cách làm này của IMF thực sự rất có lợi cho các nước đang phát triển. Theo Chủ tịch của IMF Strauss Kahn, Trung Quốc và các quốc gia đang phát triển khác cũng rất quan tâm đến việc mua trái phiếu lần này của IMF.
Các nhà lãnh đạo tài chính thúc giục phải cải cách ngân hàng
Các nhà lãnh đạo tài chính của cả các nước giàu có cũng như các nước đang phát triển đã tham gia cuộc họp của Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) được tổ chức tại Washington hôm thứ bảy vừa qua (25/4) đều lên tiếng kêu gọi cần phải có sự cải tổ trong hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển bởi đây là điều cần thiết cho sự phục hồi của kinh tế toàn cầu.
 Giám đốc điều hành của IMF, ông Dominique Strauss-Kahn nói rằng, việc này đã và đang được thực hiện, tuy nhiên tốc độ thực hiện quá chậm chạp.
 Cuộc họp cũng tập trung vào việc tăng cường giúp đỡ cho các quốc gia Châu Phi trước ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu.
 

Nguồn: Vinanet