Đồng Euro đã giảm xuống mức thấp nhất hơn một tuần qua so với đồng bạc xanh do dự kiến các quan chức  ngân hàng trung ương châu Âu có khả năng sẽ áp dụng các biện pháp độc đáo để giữ chi phí đi vay ở mức thấp.
          Vào 11:34 phút sáng nay tại Tokyo, USD tăng lên mức 1,3565/ euro so với mức 1,3600 USD chiều qua tại Niu Oóc- thời điểm đạt 1,3722/ Euro, mức cao nhất kể từ 23/3/2009. USD đã tăng lên mức 95,50 yên so với mức 95,30.    
           Yên giao dịch ở mức 129,55/ euro so với mức 129,61 sau khi tăng lên mức 128,87/ euro vào phiên sáng, mức cao nhất kể từ 29/04.Đồng Won Hàn Quốc đã giảm 1,1% còn 1.257,80/ USD. Đồng Yên Nhật có thể sẽ đảo ngược lại xu hướng giảm trong năm nay so với USD và đồng Bảng Anh do đồng Yên trở thành nơi đầu tư lý tưởng nhất để thoát khỏi khủng hoảng tài chính thế giới.
          NDT giảm nhẹ so với USD trong phiên giao dịch sáng nay do USD tăng giá trên các thị trường thế giới. Các nhà đầu tư cắt giảm đầu tư vào các tài sản có rủi ro cao sau khi doanh số bán lẻ giảm tại Mỹ.Đồng NDT giao dịch ở mức 6,8243/ USD vào giữa ngày, giảm nhẹ so với mức 6,8224/ USD trong ngày trước đó.
Theo nhận định của chuyên gia kinh tế Paul Krugman, con số thặng dư thương mại lớn của Trung Quốc không hoàn toàn là một kết quả nổi trội, mà là do nhân tố chính phủ tạo thành. Nếu như Chính phủ Trung Quốc giảm bớt sự can thiệp vào tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ thì mức thâm hụt không thể lớn đến như vậy.
Thặng dư là kết quả của thị trường, nhưng nếu mô tả  thặng dư của Trung Quốc là kết quả của thị trường hóa thì thật là có sức tưởng tượng. Đồng Nhân Dân Tệ không thể tự do chuyển đổi và duy trì  vị trí một đồng tiền yếu, đó là kết quả của các chính sách tiền tệ của Trung Quốc.
Các chuyên gia Trung Quốc lại biện minh rằng, mục tiêu của Trung Quốc là khiến cho đồng Nhân Dân Tệ có thể trở thành vị trí đồng tiền trung tâm giống như đồng USD, để làm được cách này Trung Quốc đã phải thả nổi đồng Nhân Dân Tệ, để cho đồng tiền này tự do chuyển đổi.
Theo quan điểm của giáo sư Paul Krugman, việc Trung Quốc sưu tập ngoại tệ để mua trái phiếu chính phủ của nước khác là một việc làm rất kỳ lạ, ông cũng bày tỏ sự hoài nghi về những vấn đề còn tồn tại trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Trung Quốc có lượng tích lũy nguồn ngoại hối khổng lồ nhưng mức lợi nhuận dựa trên vốn đầu tư lại là rất thấp, và thậm chí là âm,  tôi có thể khẳng định rằng Trung Quốc đang có một số mục đích khác. Hơn nữa, việc Trung Quốc nắm giữ một lượng ngoại tệ lớn mà chủ yếu là đồng USD, cách là làm này cho thấy những chính sách có vấn đề của Chính phủ Trung Quốc.
Ông Krugman còn nhấn mạnh, ông không ủng hộ việc để cho đồng Nhân Dân Tệ tự do chuyển đổi trong tương lại gần, nhưng có một điều đáng lo ngại đó là không một quốc gia nào lại có nguồn dự trữ ngoại hối khổng lồ như Trung Quốc.
 

Nguồn: Vinanet