Thị trường thực phẩm tháng 12 diễn ra sôi động khi giá thịt lợn, rau quả liên tục đứng ở mức cao, nhưng giá trứng lại sụt giảm mạnh và thị trường thịt bò giảm nhẹ do cạnh tranh mạnh với thịt nhập khẩu. Trong những tháng cuối năm 2013 người chăn nuôi đã có lãi. Mặc dù giai đoạn giữa năm 2013, có thời điểm giá lợn hơi có giảm xuống 38.000-39.000 đ/kg, nhưng sau đó tăng đều và lên tới 55.000 đ/kg vào tháng 12/2013.

I. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM
1.Thịt

Thịt lợn: Năm 2013 thịt lợn là mặt hàng có giá ít biến động trong những tháng đầu năm, nhưng tăng đều vào các tháng cuối năm. Từ khoảng giữa tháng 12, giá thịt lợn tăng 5-10% so tháng 10, còn so với đầu năm tăng 25%. Cụ thể, thịt lợn ba chỉ 90.000-100.000 đ/kg; thịt mông 90.000-95.000 đ/kg; thịt chân giò 95.000-100.000 đ/kg, xương cục 70.000-75.000 đ/kg, sườn thăn 105.000-120.000 đ/kg…giá thịt lợn hơi cũng tăng: Miền Bắc khoảng 55.000đ/kg, tăng 10.000 đ/kg so với cách đây 2 tháng; miền Nam khoảng 50.000 đ/kg, tăng 10.000 đ/kg.

Nguyên nhân giá thịt lợn tăng do thời tiết bất thường khiến nguồn cung giảm. Thêm nữa, việc thương lái thu mua lợn quá lứa xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khiến giá biến động và do các hộ chăn nuôi giữ hàng đến sát Tết bán nên nguồn cung ít đi.

Việc thu gom và vận chuyển lợn sang Trung Quốc đã tạo cơn sốt giá lợn ở miền Bắc. Thực tế suốt nửa năm qua, giá lợn trong nước liên tục nằm dưới giá thành. Có thời điểm, giá lợn đã giảm xuống “đáy”, chỉ 36.000-38.000 đ/kg, trong khi chi phí giá thành đã là 40.000-42.000 đ/kg khiến nông dân luôn thua lỗ. Từ tháng 9, thương lái Trung Quốc sang VN, vào tận các tỉnh miền Nam thu mua lợn mỡ, xuất sang TQ theo 3 đường chủ yếu: qua các cửa khẩu Chi Ma, Thất Khê (Lạng Sơn) và Bắc Phong Sinh (Móng Cái, Quảng Ninh).

Tuy nhiên, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) khẳng định, lượng lợn xuất đi Trung Quốc không ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt trong nước, vì lượng lợn trong nước hiện vẫn còn rất dồi dào, trong khi sức tiêu thụ trong nước không tăng đột biến. Song, chúng ta chưa thể xem Trung Quốc như một thị trường thường xuyên, trọng điểm để sản xuất chạy theo.

Thịt bò: Ngược lại với giá thịt lợn, thì thịt bò trong tháng 12 lại giảm nhẹ khoảng 2-3% so với hồi tháng 10.Thịt bò thăn tại miền Bắc, giá phổ biến 230.000 -245.000 đ/kg, giảm 5.000 -7.000 đ/kg; Miền Nam 230.000 -235.000 đ/kg, giảm 5.000 đ/kg.

Thịt bò Úc ồ ạt vào thị trường Việt Nam: Trong khi người chăn nuôi trong nước đang khó khăn vì thua lỗ kéo dài thì thịt lại được nhập về ồ ạt. 11 tháng đầu năm VN nhập gần 50.000 con bò Úc. Dự kiến hết năm 2013 sẽ nhập 60.000 con, trung bình nhập 5.000 con/tháng. Nguyên nhân nhập bò Úc tăng đột biến do nguồn cung bò thịt từ Lào, Campuchia giảm. Năm 2014 cũng sẽ có khoảng 60.000 con bò được nhập khẩu từ Úc vào Việt Nam.

Hiện giá thịt bò Úc tại siêu thị khá rẻ: nạc đùi 244.000 đ/kg, gầu 180.000 đ/kg, nạm 135.000 đ/kg, gân 120.000 đ/kg, bắp bò 225.000 đ/kg. Hai loại thịt bò ngon nhất và đắt nhất là thăn và philê giá 320.000 đ/kg, đắt hơn khoảng 5% so với bò trong nước.

Trước năm 2013, thực chất, nguồn bò thịt tiêu thụ ở VN chủ yếu nhập Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar qua cửa khẩu Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang), Lao Bảo (Quảng Trị). Từ khi bò Úc nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam đã cân đối được nguồn cung và tạo nên một thị trường ổn định về giá cả, nhất là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

Thịt gà: Giá thịt gà giảm, gà lông trắng từ mức 48.000 đ/kg hồi đầu năm, hiện đã giảm kỷ lục xuống còn 20.000 – 21.000 đ/kg (xuất tại chuồng); gà lông đỏ Lương Phượng từ 47.000- 48.000 đ/kg, nay chỉ còn 34.000 – 35.000 đ/kg; gà thả đồi giá ổn định nhất cũng chỉ còn 80.000 – 82.000đ/kg (giảm 10 – 15.000 đ/kg); các trang trại nuôi gà thịt công nghiệp đang lỗ 7.000 - 8.000 đ/kg.

Hiệp hội Gia cầm miền Đông cho biết: giá gà công nghiệp trong nhiều tháng qua luôn thấp hơn giá thành. Cuối tháng 11, giá tăng chút, khoảng 28.000 đ/kg; từ đầu tháng 12, lại giảm còn 23.000-24.000 đ/kg, trong khi giá thành chăn nuôi từ 30.000-32.000 đ/kg. Dự báo, giá gà sẽ giảm tiếp, còn 20.000 đ/kg. Giá giảm mạnh do nguồn cung dư thừa, trước đây, mỗi tuần khu vực miền Đông Nam Bộ cung cấp từ 1,2-1,3 triệu con gà công nghiệp thì nay tăng lên 1,5 triệu con; hơn nữa thịt gà ngoại tràn vào đã khiến giá gà trong nước giảm mạnh.

2. Trứng: Từ khoảng tháng 3/2013, giá trứng bắt đầu nhích dần lên, có thời điểm 2.200 đ/quả. Nhưng từ tháng 9 đến nay, giá trứng gà liên tục lao dốc, đến giữa tháng 10 tại các trang trại miền Bắc chỉ 1.500 đ/quả và đứng ở mức thấp từ đó tới nay. Giá thành mỗi quả trứng hiện không dưới 1.700 đồng, nhưng trứng gà công nghiệp hiện chỉ 1.400 - 1.500 đ/quả, mỗi quả trứng lỗ ít nhất 200 đồng. Tại Đồng Nai, giá trứng tại trại bán buôn 13.500-14.000 đ/chục, giảm 2.000 đ/chục so đầu tháng 10. Trứng cỡ trung bình 19 trứng/kg hiện chỉ 1.300-1.350 đ/quả.

Trong khi các trang trại giảm đàn thì các DN lớn lại tăng đàn khiến trứng dư thừa, giá càng giảm thê thảm. Nhiều trại chăn nuôi dự báo, từ nay đến Tết giá trứng gia cầm có thể còn giảm sâu hơn vì mấy tháng gần đây nhiều trang trại tăng đàn mạnh, nhất là những doanh nghiệp lớn, có vốn đầu tư nước ngoài như Emivest, C.P... khiến cung vượt cầu. Ước tính lượng trứng hiện nay tăng gần 30% so với thời điểm giữa năm.

Mặc cho giá trứng tại các trang trại đang giảm mạnh, trứng bán lẻ vẫn giữ ở mức chênh lệch 60-100%, từ 2.200-2.500 đồng/quả, có loại trứng gà ác ở siêu thị hơn 3.000 đ/quả, trong khi doanh nghiệp mua của nông dân chỉ với giá bằng một nửa.

Giá rau quả tháng 12/2013. ĐVT: đ/kg

Mặt hàng
Giá 2/12/2013
Giá 6/12/2013
Giá 12/12/2013
20/2/2013

Rau ngót

4000
5000
4000
5000

Bắp cải trắng

7000
8000
7000
8000
Bầu
6500
7000
8000
8000

Bí đỏ

12000
12000
14000
10000

Bí xanh

12000
8000
12000
10000

Cà chua

15000
16000
16000
14000

Cà tím

12000
12000
15000
14000

Cải ngọt(đ/mớ)

6000
5000
5000
6000

Củ cải trắng

14000
8000
11000
10000

Dưa chuột

12000
13000
12000
13000

Khoai tây

15000
18000
18000
19000

Rau muống

10000
7000
8000
10000

Su hào

40000
3500
5000
4000

Su su

10000
11000
12000
12000

3. Rau củ: Từ tháng 1-6/2013, giá cả ổn định, đến tháng 7 mưa bão liên tiếp xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nhiều diện tích trồng rau nên ảnh hưởng đến nguồn cung, giá các loại rau củ tăng mạnh, khoảng 15-25% so với hồi giữa năm.     

Nếu tình trạng rét đậm kéo dài, nguồn rau xanh cung cấp ra thị trường sẽ khan hiếm. Nhóm hàng rau, củ, quả phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, nếu thời tiết thuận lợi thì rau rất rẻ và thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, rét… thì giá rau sẽ tăng rất nhanh. Dự kiến thời điểm trước và sau Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên giá mặt hàng rau sẽ vẫn giữ ở mức cao.

4. Sữa: Từ đầu năm 2013 đến nay, nhiều công ty nhập khẩu sữa ngoại đã tăng giá bán thêm 10-15%, có loại tăng 20%. Hiện giá sữa nội thấp hơn giá sữa ngoại 27-74%, trong khi đó hàm lượng dinh dưỡng sữa trong nước được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM khẳng định là tương đương với các sản phẩm ngoại nhập cùng chủng loại. Nhiều người tiêu dùng đang có tâm lý quay về với các sản phẩm sữa do Việt Nam sản xuất. Gần 2 tháng qua, lượng sữa ngoại bán ra giảm khoảng 50%. Giá của 1 hộp sữa Dielac Alpha 123 của Vinamilk loại 900gram có giá 196.000 đồng, trong khi 1 hộp Similac Gain Plus Eye-Q cùng loại lại có giá lên tới 470.000 đồng. Hay như loại sữa dành cho trẻ biếng ăn hiệu PediaSure của Abbott giá 554.000 đồng/hộp (900gram), trong khi sản phẩm cùng chức năng, cùng trọng lượng của Vinamilk giá chỉ 338.000 đồng/hộp, của Nutifood giá 270.000 đồng/hộp…

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), đàn bò sữa cả nước ước đạt 184.000 con năm 2013, cho ra 420.000 tấn sữa tươi nguyên liệu. Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) đánh giá: Nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành sữa hiện nay còn thiếu nên đa số nguyên liệu để sản xuất sữa trong nước là NK. Thực tế, ngành sữa luôn nhập siêu cả về khối lượng lẫn kim ngạch. Việt Nam thuộc nhóm 20 nước NK sữa nhiều nhất trên thế giới, mỗi năm phải NK khoảng 1,2 triệu tấn sữa các loại, chủ yếu là sữa và kem cô đặc, pha chế. Đặc biệt, trong dòng sữa nước, trên 70% sử dụng là sữa hoàn nguyên (hay sữa pha lại) có nguyên liệu từ sữa bột NK.

5. Bia, rượu: Chỉ trong vòng 1 tuần giữa tháng 12, bia Sài Gòn, Heineken, Tiger đều tăng giá từ 5.000 -20.000 đồng/thùng tùy loại. Đầu tháng 12, bia Heineken 370.000 đồng/thùng thì nay đã ở mức 385.000 đồng/thùng. Bia Tiger giá 290.000 đồng/thùng. Không chỉ bia, mặt hàng nước ngọt cũng tăng giá. Coca-Cola trước đây giá bán tại đại lý 170.000 đồng/thùng, nay lên 178.000 đồng. Các loại rượu như: Vodka men, vodka Hà Nội, vodka Nga cũng đã tăng giá từ 5-7%...

6. Muối:giá  muối  vẫn duy trì ở  mức  hợp  lý,  cung  cầu  muối đáp  ứng  nhu  cầu  thị  trường,  giữ  ở  mức  ổn  định.  Cụ  thể:  Miền  Bắc  1.700  - 2.500 đ/kg;   Nam   Trung   Bộ:   muối   sản   xuất   thủ   công   1.000   –   2.000 đ/kg,  muối  sản  xuất  công  nghiệp 1.200  –  1.300  đ/kg;  Đồng  bằng  sông Cửu Long 1.100 – 1.650 đ/kg.

Theo Bộ NN-PTNT, ước tính đến cuối tháng 11 lượng  muối  tồn trong  diêm  dân  và  một  số  doanh  nghiệp sản  xuất  tương đối cao, ước 85.466  tấn, tăng 125%   so  cùng   kỳ. Trong   đó,   miền   Bắc   tồn   28.269   tấn,   miền Trung tồn 32.829 tấn, Nam Bộ tồn 24.368 tấn.

Trong khi đó, lượng muối sản xuất ước tính 11 tháng vẫn ở cao hơn cùng kỳ. Hiện, diện tích sản xuất muối cả nước ước đạt 14.189 ha, trong đó, diện tích  muối  công  nghiệp 3.394  ha.  Sản  lượng  muối  đạt 1,01 triệu tấn,  tăng 28,3%  so  cùng  kỳ và  bằng  101%  kế hoạch năm 2013. Trong đó, sản lượng muối sản xuất công nghiệp 276.600 tấn, muối sản xuất thủ công 735.331 tấn.

II.   DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THỰC PHẨM NĂM 2014

Dự kiến thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên Đán nhu cầu tiêu dùng tăng 15 – 18% so với các tháng bình thường trong năm, tập trung vào một số nhóm hàng thiết yếu phục vụ Tết như lương thực, thực phẩm, nhóm hàng bánh mứt kẹo, nước giải khát.Về nhóm hàng thực phẩm, từ tháng 9 đến nay giá thịt lợn tại Hà Nội tăng 5 – 8%. Dự kiến trong dịp Tết giá thịt lợn, gà tăng khoảng 5 – 10% nữa. Nhóm rau, củ quả hiện nay vẫn bình ổn, dự kiến trong dịp giáp Tết giá các mặt hàng này sẽ tăng cao.

Lượng lợn xuất đi Trung Quốc không ảnh hưởng đến nguồn cung và giá thịt trong nước, vì nguồn cung dồi dào, sức tiêu thụ trong nước không tăng đột biến. Năm nay kinh tế khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu nên sức mua giảm. Bên cạnh đó, các siêu thị cũng tăng mạnh nguồn hàng phục vụ tết. Vì vậy, thị trường sẽ không biến động nhiều những tháng cuối năm.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, hằng năm đến cận Tết, Trung Quốc sẽ ngưng mua lợn do thời gian không đủ để vận chuyển, tiêu thụ. Chỉ cần Trung Quốc ngưng mua thì lập tức giá thịt lợn trong nước sẽ giảm mạnh, khả năng Tết năm nay giá thịt lợn khó tăng, thậm chí giảm. Hiện lợn thịt XK sang TQ tại các tỉnh Đồng bằng sông Hồng chiếm khoảng 30% tổng đàn. Đặc biệt tại một số vùng không nuôi lợn siêu nạc, tỉ lệ lợn XK qua TQ chiếm khoảng 50 - 60%.

Một số doanh nghiệp lớn năm nay cũng đã tăng đàn, kể cả các trại tái đàn, khá nhiều. Chưa kể doanh nghiệp nước ngoài trước đây chủ yếu chăn nuôi gia cầm thì nay cũng chuyển sang nuôi lợn số lượng lớn. Giá thịt lợn từ nay đến Tết sẽ khó có khả năng tăng do ngoài nguồn cung trong nước dồi dào, hiện lượng thịt lợn đông lạnh nhập khẩu về cũng dồi dào.

Nguồn: Vinanet.com.vn
Email: vinanet2011@gmail.com