Theo nhận định của nhiều chuyên gia, việc tiêu thụ trái cây của Việt Nam ở các thị trường khác trên thế giới dự kiến sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2010-2015.
Trong các thị trường nhập khẩu trái cây của Việt Nam Trung Quốc đứng đầu về kim ngạch, năm 2010, đạt khoảng 235 triệu USD. Nhật Bản là thị trường thứ hai với kim ngạch khoảng 54.5 triệu USD, tăng 26% so với năm 2009. Mặc dù, Trung Quốc là nhà sản xuất trái cây hàng đầu thế giới nhưng nhu cầu nhập khẩu rau quả của Trung Quốc vẫn rất lớn, nhất là những loại rau quả đặc trưng của Việt Nam như thanh long, dừa khô lột vỏ, vải, nhãn, ngó sen
Năm ngoái, xuất khẩu trái cây của Việt Nam sang EU tăng cao, nhờ EU cấp giấy chứng nhận GAP cho thanh long nên xuất khẩu mặt hàng này tăng 70% so với năm 2009, góp phần đáng kể vào tăng kim ngạch của Việt Nam. EU là nước nhập khẩu và sản xuất hoa quả lớn nhất thế giới, nhu cầu các loại quả nhiệt đới của EU tăng nhanh qua các năm, trung bình khoảng 8%/năm, các loại trái cây được ưa thích tại thị trường EU gồm có: chuối (chiếm khoảng 65% lượng nhập khẩu), xoài, dứa, đu đủ.
Trái cây Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu vào các thị trường lớn do có một số loại quả được nhiều nước trên thế giới ưa thích lại sản xuất được quanh năm như: thanh long, bưởi. Những loại sản phẩm nhiệt đới đặc sản như: măng cụt, xoài, nhãn…Mặt khác, điều kiện dồi dào về nhân công Việt Nam có thể gia tăng giá trị qua việc chế biến, tăng cường các sản phẩm sơ chế, cắt gọt.
Đầu năm 2011, hầu hết các loại trái cây đang ở mức giá thấp, gây không ít khó khăn cho bà con nông dân, xuất khẩu trái cây của Việt Nam gặp khó khăn, nguyên nhân do diện tích cây trồng đạt tiêu chuẩn GAP của EU thấp, lượng trái cây không đạt tiêu chuẩn bị trả về nhiều. Trung Quốc đang tạm ngừng nhập khẩu nhãn do đánh giá chất lượng sản phẩm thấp, không đồng đều. Mặt khác, chủ yếu Việt Nam xuất sang Trung Quốc qua đường tiều ngạch nên bị “o ép” nhiều.

Nguồn: Tin tham khảo