*Tháng 5/2009, hãng ô tô Mỹ kinh doanh tốt hơn đối thủ Nhật

Tháng 5/2009, doanh số bán ô tô của ba hãng ô tô Mỹ tăng so với tháng 4/2009 bất chấp việc Chryser và GM phá sản. Dù vậy doanh số vẫn thấp hơn so với 1 năm trước.

*Doanh số hàng xa xỉ tại Nhật giảm mạnh vì suy thoái kinh tế

Doanh số hàng xa xỉ năm 2009 có thể sẽ chỉ còn bằng một nửa so với thời đỉnh cao vào năm 1996 và rồi rơi xuống mức của 20 năm trước.
Nữ công chức và nội trợ Nhật đang từ bỏ hàng hiệu Louis Vuitton và Chanel để mua đồ hạng trung như Zara và Gap. Các hãng bán hàng xa xỉ hiện đang hết sức đau đầu với việc người tiêu dùng thay đổi thói quen mua sắm.

*Ngân hàng châu Âu kêu gọi một kế hoạch hỗ trợ thị trường tín dụng kiểu Mỹ

Ngân hàng châu Âu đang hối thúc các nhà hoạch định chính sách kinh tế khu vực này cân nhắc chương trình hỗ trợ ngành ngân hàng kiểu Mỹ để cứu kinh tế khu vực châu Âu.
Cụ thể, ngân hàng châu Âu muốn chính phủ các nước cố gắng hồi sinh thị trường vay tiêu dùng đang gặp rất nhiều khó khăn.

*Tháng 4/2009, tỷ lệ thất nghiệp châu Âu cao nhất trong 10 năm

Ủy ban châu Âu nhận định kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể tăng trưởng âm 4% trong năm 2009 và âm 0,1% trong năm 2010.
Suy thoái kinh tế tệ hại nhất trong hơn 6 thập kỷ đang buộc các công ty phải sa thải nhân công và cắt giảm chi tiêu.

*USD rớt giá do lo ngại về khả năng không còn là đồng tiền dự trữ

Đồng USD có thể sẽ tiếp tục hạ giá sau khi đã rơi xuống mức 1,43USD/euro lần đầu tiên trong năm 2009 sau khi Tổng thống Nga tuyên bố một đồng tiên siêu quốc gia mới sẽ có thể đặt nền móng cho hệ thống tài chính tương lai, thế giới sẽ không phải chịu nhiều biến động từ biến động của USD.
USD rớt giá đến ngày thứ 2 liên tiếp so với đồng yên trước thông tin nhiều nuớc đang cân nhắc đến một loại tiền dự trữ mới, nhà đầu tư bán tháo USD.

*Quý 1/2009, kinh tế Thụy Sỹ suy giảm mạnh nhất trong 15 năm

GDP quý 1/2009 hạ 0,8% so với quý 4/2008. Quý 4/2008, kinh tế Thụy Sỹ suy giảm 0,6%. Xuất khẩu quý 1/2009 hạ 5,4% so với quý 4/2008, tổng chi tiêu vốn cố định giảm 0,4%.
Suy thoái kinh tế toàn cầu ngày một trầm trọng hơn khiến thế giới giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu Thụy Sỹ, các công ty buộc phải sa thải nhân công và thu hẹp sản xuất. Tỷ lệ thất nghiệp của Thụy Sỹ tháng 4/2009 tăng lên mức cao nhất trong gần 3 năm.

*Sản lượng kinh tế Mỹ, Canada và châu Âu sẽ chỉ đạt 49,4% toàn cầu trong năm 2009

Do suy thoái kinh tế, nhiều nền kinh tế như Trung Quốc, Braxin và các nền kinh tế mới nổi khác đang dần khẳng định vị thế của mình, điều này cũng có nghĩa các nền kinh tế như Mỹ, Canada và châu Âu sẽ chỉ tạo ra dưới một nửa tổng sản lượng toàn cầu trong năm nay. Đây là những nhận định mà Trung tâm nghiên cứu kinh tế mới đưa ra. Trung tâm nghiên cứu kinh tế và kinh doanh có trụ sở tại London cho biết, Mỹ, Canada và châu Âu sẽ không thể tạo ra một nửa tổng sản lượng kinh tế tòan cầu trong năm nay khi mà tình hình suy thóai đang nâng dần vị thế kinh tế của Trung Quốc và những quốc gia khác trên thế giới.

*Ấn Độ: Thu nhập trung bình của người dân vượt mức 60USD/tháng trong năm tài khóa 2008

 Chỉ xếp sau Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên thu nhập trung bình của người dân Ấn Độ vẫn được xếp vào loại thấp. Song trong thời gian vừa qua, nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế của chính phủ, thu nhập của người dân tại nước này đã chứng kiến nhiều dấu hiệu cải thiện. Theo Cơ quan thống kê Ấn Độ, thu nhập hàng tháng trung bình của người dân nước này đã vượt mức 3000 rupi tương đương với 60 đô la Mỹ. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ, thu nhập hàng tháng của người dân ghi nhận mức trên. Sự gia tăng trong thu nhập của người dân Ấn Độ là nhờ công cuộc cải cách kinh tế và tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trên 9% trong những năm gần đây.

*Úc: Ngân hàng Trung ương giữ nguyên mức lãi suất cơ bản mức 3%

Ngân hàng trung ương Úc đã giữ nguyên mức lãi suất cơ bản trong tháng thứ 2 liên tiếp. Tuy nhiên thống đốc ngân hàng Trung ương Úc cũng cho biết lãi suất cơ bản có thể được cắt giảm thêm trong thời gian tới nhằm vực dậy nền kinh tế.

*Mỏ Kali Cacbonat của BHP Billiton có thể tiêu tốn 10 tỷ USD

Theo Goldman Sachs, công ty khai khoáng lớn nhất thế giới BHP Billiton có thể cần tới 10 tỷ đô la Mỹ để phát triển dự án mỏ khai thác Kali Cacbonat tại Canada Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, một khi dự án xây dựng mỏ khai thác Kali Cacbonat được hoàn thiện, nó có thể có khả năng cung cấp khoảng 8 tỷ mét tấn hàng năm, tương đương với khoảng 15% doanh số toàn cầu.

(VIT)

Nguồn: Vinanet