(VINANET) – Chính phủ Indonesia đang cố gắng hạn chế tiêu thụ gạo và đẩy tăng sản lượng, nhằm đạt mục tiêu tự cung từ cấp loại lương thực chủ chốt này, tránh phải nhập khẩu nhiều.

SẢN XUẤT

Những khu vực sản xuất chính ở Java, phía bắc Sumatra và Nam Sulawesi, nơi nông dân có thể trồng lúa 3 vụ mỗi năm, hoặc 5 vụ trong 2 năm.

Trước đây Indonesia tự cung tự cấp gạo (năm 1984). Từ chỗ là nước nhập khẩu triền miên những năm 1970, nước này hiện là nước sản xuất lúa gạo lớn thứ 3 thế giới.

Indonesia dự kiến sản lượng thóc sẽ đạt 67,8 triệu tấn trong năm nay, thấp hơn mục tiêu 72 triệu tấn, do thời tiết ẩm ướt và sâu bệnh. Sản lượng dù vậy vẫn sẽ tăng so với 65,39 triệu tấn năm 2011. Theo cơ quan thống kê Indonesia, diện tích trồng lúa năm 2011 là 13,2 triệu ha.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono đã đề ra kết hoạch tham vọng là có dư 10 triệu tấn lúa vào năm 2014 đẻ ngăn ngừa khả năng lạm phát.

TIÊU THỤ

Tiêu thụ gạo ở Indonesia trung bình trên 139 kg/người/năm, nằm trong số những nước có mức tiêu thụ trung bình người cao nhất thế giới, theo thống kê của Viện Nghiên cứu Gạo Quốc tế (IRRI).

Tiêu thụ gạo hàng tháng của nước đông dân thứ 4 thế giới này là khoảng 2,7 triệu tấn, và không ngừng tăng lên. Chính phủ hy vọng sẽ giảm tiêu thụ khoảng 1,5% mỗi năm.

NHẬP KHẨU

Indonesia đã nhập khẩu gạo từ nhiều thập kỷ nay bởi sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu luôn tăng, trong bối cảnh thường xuyên bị thiên tai làm mất mùa.

Indonesia nhập kẩu gần 6 triệu tấn gạo năm 1998, thời điểm khủng hoảng tài chính và biến động chính trị. Hơn một nửa nhân lực lao động phụ thuộc vào lĩnh vực nông nghiệp.

Indonesia đã cấm tư nhân nhập khẩu gạo thường – tiêu thụ rộng rãi ở nứoc này – vào đầu năm 2004, nhằm chống buôn lậu – gây giảm giá trong các vụ thu hoạch.

Chỉ nhập khẩu gạo để ổn định giá, trong trường hợp bị thiên tai hoặc thiếu, và cũng chỉ được nhập 1 tháng trước hoặc 2 tháng sau vụ thu hoạch, và chỉ cơ quan thu mua Bulog được phép nhập.

Bulog, cũng có chức năng duy trì lượng dự trữ lương thực cho chính phủ - có các chức năng như bán gạo khi giá quá cao hoặc mua từ nông dân khi giá giảm xuống dưới một mức nào đó. Bulog cố gắng duy trì dự trữ ở 1,5 đến 2 triệu tấn.

Tư nhân có thể nhập khẩu một số loại gạo như 5% tấm, gạo sạch, gạo nếp, gạo thực phẩm chức năng hoặc lúa giống nếu được chính phủ cấp phép.

Gạo có thể được xuất khẩu nếu đáp ứng đủ tiêu thụ trong nước. Bulog được phép xuất khẩu mọi loại gạo, còn tư nhân chỉ được xuất khẩu gạo 5% tấm. Toàn bộ việc xuất nhập khẩu phải được Bộ Thương mại cấp phép.

Chính phủ không nhập khẩu chút gạo nào trong những năm 2008-2009, sau khi nguồn cung từ nhập khẩu và sản xuất trong nước những năm trước đó đáp ứng đủ nhu cầu. Năm 2010, Indonesia nhập khẩu 1,3 triệu tấn gạo, và năm vừa qua nhập tới 1,9 triệu tấn, nhằm đẩy tăng dự trữ và làm giảm giá lương thực. Nhập khẩu gạo chủ yếu từ Thái lan và Việt Nam.

Năm nay Indonesia dự kiến nhập khẩu 2 triệu tấn gạo, song phải tới tháng 7 mới có quyết định cuối cùng, và chỉ cho phép nhập ngoài giai đoạn thu hoạch vụ chính – tháng 3 đến tháng 6.

(T.H - Reuters)