Khác với hai thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu, thị trường chứng khoán châu Á kết thúc tháng tăng điểm mạnh.

Chỉ số MSCI Asia tăng 2% vào ngày 30/6, đạt 103,81 tại Tokyo. Chỉ số này đã tăng 29% trong quý II, mức tăng trong quý mạnh nhất kể từ năm 1988.

Trong ngày 30/6, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 1,8% so với ngày trước đó, bởi Chính phủ thông báo chi tiêu của các hộ gia đình trong tháng 5 tăng ngoài dự kiến, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng tới mức cao nhất của 5 năm. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,12%. Chỉ số Straits Times của thị trường Singapore tăng 0,38%. Rio Tinto Group, công ty khai thác mỏ lớn thứ 2 thế giới, đã nâng giá đồng thêm 3,8%, bởi giá đồng 6 tháng qua tăng mạnh nhất trong 22 năm.

Giá đồng tại thị trường châu Á tăng 1% trong phiên giao dịch ngày 30/6. Chỉ số Baltic Dry Index, chỉ số đo chi phí vận chuyển hàng hóa, tăng 0,8% trong phiên giao dịch cùng ngày, là phiên thứ 7 liên tiếp tăng điểm.

Tuy nhiên, không phải các chỉ số chứng khoán châu Á đều tăng giá trong phiên giao dịch cuối tháng. Chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông hạ 0,81%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 0,54%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ giảm 1,5%.

Cổ phiếu công ty bất động sản Đài Loan, Farglory Land Development Co., tăng 193% trong quý này, cổ phiếu tăng mạnh nhất trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI của TTCK châu Á. Mối quan hệ ấm lên giữa Đài Loan và Trung Quốc khiến thị trường kỳ vọng các công ty Đại Lục sẽ có thể đầu tư vào bất động sản Trung Quốc, cổ phiếu công ty bất động sản vì thế tăng cao.

Các nhà đầu tư được khuyên đầu tư vào cổ phiếu ngành hàng hóa và dịch vụ. Các chuyên gia dự đoán triển vọng thị trường mới nổi lạc quan hơn thị trường các nước phát triển.

Chỉ số chứng khoán châu Á quý II

Chỉ số

Ngày 30/6

So với 30/3

MSCI Asia

103,81

29%

 

 

Nguồn: Vinanet