Nguyên nhân khiến thị trường mất điểm trong phiên giao dịch cuối tháng là chỉ số lòng tin người tiêu dùng bất ngờ trượt dốc, tỷ lệ các khoản nợ thế chấp quá hạn tăng gấp đôi.

Ngày cuối cùng của tháng, chỉ số S&P 500 hạ 0,9% xuống mức 919,32 điểm tại thị trường New York. Chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 82,38 điểm tương đương 1% xuống mức 8.447 điểm.

Cổ phiếu nhóm ngành tài chính thuộc chỉ số S&P 500 hạ 1,1% trong phiên giao dịch cuối tháng. Tính cả quý, cổ phiếu của 80 ngân hàng, công ty bảo hiểm và tổ chức đầu tư tăng 35%, mức tăng điểm mạnh nhất trong 10 nhóm ngành lên điểm trong quý.

 Cổ phiếu nhóm ngành tài chính đã tăng 97% từ mức thấp nhất trong 17 năm thiết lập ngày 06/03 trước dự đoán thời kỳ khủng hoảng tệ nhất của ngành ngân hàng đã qua, tổ chức tài chính trên thế giới đã thua lỗ tới 1,5 nghìn tỷ USD khi thị trường cho vay thế chấp dưới chuẩn sụp đổ.

Ông Jonathan Vyorst, phó chủ tịch một công ty quản lý quỹ tại New York, nhận xét thị trường đã tăng điểm ấn tượng trong thời gian qua và người ta bắt đầu đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Những yếu tố căn bản của nền kinh tế hiện không quá tốt như sự tăng điểm của thị trường.

Đà tăng điểm mạnh của thị trường trong khoảng thời gian từ tháng 4/2009 đến tháng 6/2009 chấm dứt chuỗi thời gian mất điểm liền sáu quý của chỉ số S&P 500, chuỗi thời gian mất điểm dài nhất từ năm 1970. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 11% trong quý, mức tăng điểm mạnh nhất từ năm 2003.

Dù chỉ số S&P 500 tăng 15% trong quý 2/2009, đà tăng điểm chững lại vào tháng 6/2009 trước lo ngại giá cổ phiếu đã phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, chỉ số chính hạ 0,1% trong tháng 6/2009.

  Chỉ số chứng khoán Mỹ quý II/2009

Chỉ số CK

30/6

So với 30/3

S&P 500

919,32 điểm

+15%

Dow Jones

8.447 điểm

+11%

 

Nguồn: Vinanet