Tác giả bài viết nhận được bài học bất ngờ về giá trị của đồng USD trong chuyến thăm Tashkent, thủ đô Uzbekistan nhiều năm trước.

Trên đường từ sân bay về khách sạn, tài xế taxi lái xe một tay trong khi tay kia chìa ra một nắm tiền địa phương, đồng som và đòi đổi lấy đồng USD. Sau khi nhận phòng tại Khách sạn Uzbekistan, người hầu phòng cũng năn nỉ đổi cho đồng USD. Ở Uzbekistan, đồng USD vô cùng có giá trị.

Trong vòng sáu thập kỷ qua, đồng USD đã có giá trị như thế trên khắp thế giới. Các quan chức chính phủ đánh giá tình hình nền kinh tế quốc giá bằng số đồng USD được gửi trong két của ngân hàng quốc gia. Giá cả quốc tế của mọi thứ từ dầu thô tới hạt ca cao được định giá bằng USD. USD là phương tiện trao đổi toàn cầu vì nó ổn định, sẵn có và được bảo đảm bởi nền kinh tế lớn nhất thế giới. Chẳng có lý do gì thương mại toàn cầu nên sử dụng một phương tiện trao đổi khác.

Ngay cả tới bây giờ. khi thế giới đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ thập kỷ 30 – cuộc khủng hoảng nảy sinh do năng lực quản lý kinh tế yếu kém của Mỹ - nhiều người lớn tiếng kêu gọi lật đổ Ông vua USD.

Cuối tháng Ba vừa qua, ông Chu Tiểu Châu, thống đốc ngân hàng trung ương Trung Quốc cho rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trở lại với loại tiền dự trữ “siêu giới hạn” thay cho đồng tiền do một quốc gia nhất định phát hành – hay nói cách khác là đồng USD.

Ông Chu cho rằng “Tần số và mức độ ngày càng gia tăng của cuộc khủng hoảng tài chính cho thấy rằng chi phí cho một hệ thống tiền tệ như vậy cho thế giới sẽ mang lại những lợi ích lớn.” Ông Chu đề xuất sử dụng SDR, đơn vị thanh toán của Quỹ tiền tệ quốc tế làm loại tiền tệ quốc tế số một.

Khi đó, một nhóm các nhà kinh tế của Liên hợp quốc do Joseph Stiglitz, người đoạt giải Nobel đứng đầu đã đi đến kết luận rằng một hệ thống tài chính được cải tổ với một loại tiền tệ quốc tế số một sẽ mang lại sự ổn định và bình đẳng cho nền kinh tế toàn cầu. Stiglitz nói với các phóng viên rằng “ngày càng nhiều người đồng ý rằng có nhiều vấn đề với hệ thống dự trữ bằng đồng USD.” Ông cho rằng hệ thống này “dễ thay đổi, giải lạm phát và bất ổn định.”

Những người đòi thay đổi có những lập luận của họ. Trong hơn hai năm qua, sự phụ thuộc của nền kinh tế toàn cầu vào đồng USD là nguyên nhân cơ bản của các vấn đề kinh tế nóng bỏng của thế giới. Đầu năm 2008, đồng USD yếu đi là nguyên nhân làm tăng giá năng lực, hàng hoá và thực phẩm.

Điều này đã đặt gánh nặng lớn nên thu nhập hạn hẹp của người nghèo. Hệ thống với sự thống trị của đồng USD cũng cho phép Mỹ cấp tiền ngân sách và thâm hụt thương mại với chi phí thấp. Đây chính là nguyên nhân của sự mất cân bằng toàn cầu.

Sự mất cân bằng này lại là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Jun Ma, nhà kinh tế của Deutsche Bank cho rằng một hệ thống theo đề xuất của Bắc Kinh sẽ giúp “Trung Quốc và nhiều quốc gia khác tránh trở thành nạn nhân của các nguy cơ có tính hệ thống gây ra bởi các vấn đề kinh tế và các sai lầm về chính sách trong việc lựa chọn quốc gia có đồng tiền dự trữ lớn.

Cũng có khả năng đồng USD mới mạnh lên gần đây sẽ lại yếu đi về giá trị so với các đồng tiền mạnh khác, làm mất đi tính hấp dẫn của nó như loại tiền dự trữ. Niềm tin vào sự hồi phục của nền kinh tế Mỹ và vào đồng USD có thể sụt giảm do sự thâm hụt tài khoản hiện nay của Mỹ, ngành ngân hàng bất ổn định và chính sách tiền tệ theo chủ nghĩa bành trướng. Thâm hụt ngân sách, theo dự báo của Văn phòng Ngân sách Quốc hội sẽ lên tới 1,8 nghìn tỷ trong năm tài chính này hay tương đương với 13% GDP, đang tăng lên mức cao chưa từng thấy kể từ Thế chiến II.

Đồng USD lên giá gần đây do sự xuống cấp của hệ thống tài chính Mỹ. Do quá cần tiền mặt, các cơ quan tài chính Mỹ đã bán lấy tiền mặt các tài sản nước ngoài và tái hồi hương các khoản quỹ, làm tăng giá trị của đồng USD. Khi quá trình đó diễn ra, bất kỳ một nhân tố nào làm tăng giá trị của đồng USD có thể biến mất. Các thị trường tiền tệ rõ ràng đang hoang mang.

Cuối tháng 3, Bộ trưởng Bộ Tài chính Timothy Geithner khiến đồng USD đổ nhào khi nói rằng ông “khá cởi mở” với đề xuất nâng cao vai trò SDR của Trung Quốc. Đồng USD mất giá 1,3% so với đồng euro trong vòng 10 phút sau phát biểu của Geithner.

(Đồng USD hồi phục một thời gian ngắn sau khi Geithner nói rằng ông hy vọng đồng USD sẽ tiếp tục là đồng tiền toàn cầu đầu bảng.) Nhà kinh tế Jeffrey Frankel tại Đại học Harvard cho rằng “Khả năng đồng USD rớt giá đột ngột có thể xảy ra.”

Mặc dù có những lo ngại nhưng đồng USD không nhất định sẽ giảm giá trị. Thâm hụt ngân sách lớn không tự động dẫn tới sự mất giá của tiền tệ. Trong đầu thập kỷ 80, USD giữ giá ngay cả khi chính quyền Reagan chi tiêu quá tay bởi vì lãi suất cao thu hút ngoại tệ, đẩy cao giá đồng USD. Thâm hụt ngân sách “không phải là vấn đề cơ bản khi đánh giá đồng USD.” Đây là ý kiến của nhà kinh tế Richard Portes tại Đại học Kinh tế London.

Đồng USD cũng thể hiện khả năng phục hồi đáng ngạc nhiên trong cuộc khủng hoảng tài chính vì các nhà đầu tư vẫn coi nó là phương tiện an toàn trong thời khó khăn. Ngay cả sau khi những mất mát gần đây, đồng USD vẫn mạnh hơn đồng euro 15% so với giữa năm 2008. USD vẫn giữ vững được sự phổ biến một phần là vì phần lớn các loại tiền mạnh không có tính hấp dẫn hơn nó nhiều. Các nhà đầu tư đánh giá giá trị của một loại tiền tệ trong mối tương quan với các loại khác.

Mặc dù nền kinh tế Mỹ đang ở trong tình trạng tồi tệ nhất trong vòng 30 năm qua nhưng tình hình ở các quốc gia công nghiệp còn lại cũng không khá hơn. Nouriel Roubini, chủ tịch của công ty nghiên cứu RGE Monitor ở New York cho rằng “Đồng USD có thể yếu hơn thế. Vấn đề là không phải tất cả các loại tiền tệ giảm giá tương đương nhau.”

Việc nhanh chóng thay đổi đồng USD như loại tiền tệ số 1 cũng không dễ. Các số liệu thống kê của IFM cho thấy rằng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ toàn cầu bằng đồng USD đang giảm trong những năm gần đây – nhưng giảm rất ít.

Cuối năm 2008, USD chiếm 64% tỷ lệ dự trữ tiền tệ của thế giới, giảm từ 67% năm 2005. Các quốc gia như Nhật Bản và Trung Quốc vẫn có những động lực lớn để tiếp tục đầu tư vào các tài sản USD nhằm bảo toàn giá trị các tài sản của họ.

Bên cạnh đó, việc thay thế USD đòi hỏi sự hợp tác giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới. Sự hợp tác này khó có thể đạt được. Mặc dù Trung Quốc và Nga lặp lại lời kêu gọi cải tổ hệ thống tiền tệ toàn cầu của mình trong cuộc họp thượng đỉnh G-20 tuần vừa qua tại London nhưng vấn đề này hầu như không được thảo luận đến.

Và đồng tiền nào sẽ thế chỗ USD? Các nhà kinh tế cho rằng đề xuất của Trung Quốc về việc sử dụng SDR có tính khả thi vì SDR vốn đã được coi là thành tố cốt lõi của dự trữ các ngân hàng trung ương. Nhưng những người giao dịch toàn cầu sẽ phải bắt đầu thực hiện các trao đổi bằng SDR thay cho đồng USD và không có dấu hiệu nào cho thấy điều này sẽ sớm xảy ra.

Nhà kinh tế Portes của Đại học Kinh tế London cho rằng sử dụng SDR làm đồng tiền quốc tế số một “không phải không có thể” nhưng ông nói thêm rằng “vấn đề căn bản là đơn vị phát hành đồng tiền quốc tế phải là người cho vay trong tình huống cuối cùng. IFM không có quyền làm điều đó.”

Dù các nhà lãnh đạo thế giới có quyết định điều gì thì một số nhà kinh tế tin rằng đồng USD không thể tránh khỏi sự mất giá. Khi các quốc gia và khu vực khác tích lũy thêm của cải và tăng cường ảnh hưởng kinh tế, nền kinh tế Mỹ sẽ dần mất đi sự nổi trội và đồng USD không còn giữ được vị thế là tiền tệ quốc tế không tranh cãi.

Frankel của Đại học Harvard dự báo rằng thế thượng tôn của đồng USD sẽ suy giảm dần trong khoảng 15 năm tới cùng với các đồng tiền khác như euro, tạo điều kiện xây dựng một hệ thống với nhiều loại tiền tệ mạnh. Ông cho rằng “Đây là cuộc khủng hoảng lớn cuối cùng mà trong đó đồng USD được coi là nơi trú ẩn an toàn.”

Tác giả kết luận, có lẽ lần tới đi Tashkent, ông sẽ mang theo đồng nhân dân tệ.

Nguồn: Internet