Dự kiến, sau khi được thành lập, toàn bộ các quy trình làm luật cho hoạt động của ủy ban này sẽ được hoàn thành trong vòng một năm, trong đó, về mức thuế đánh vào các sản phẩm IT sẽ có những quy định cụ thể riêng.
Hồi tháng 5/08, Nhật Bản đã khởi kiện EU vi phạm các điều khoản quy định trong Hiệp định Công nghệ Thông tin (ITA) của WTO được ban hành năm 1996. Nước này tuyên bố rằng mức thuế mà EU đánh vào các sản phẩm IT như máy in đa chức năng, màn hình phẳng cho máy tính, bộ chuyển đổi cáp tivi đã vi phạm ITA.
Hiện tại, EU đang áp dụng mức thuế 6% đối với mặt hàng máy in đa chức năng, bằng với mức thuế đánh vào mặt hàng máy copy, đồng thời đưa ra mức thuế 14% đối với các loại màn hình máy tính, với lý do hiện nay các thiết bị này đã được tích hợp chức năng của các thiết bị điện tử, chẳng hạn chức năng xem video và chương trình tivi. Tại Brúcxen (Bỉ), bộ chuyển đổi cáp tivi được coi như máy xem video và bị đánh thuế 13,9%. Đây là một điều đi ngược lại với ITA.
Những đòi hỏi bức thiết của các ngành công nghệ cao của ba nền kinh tế nói trên đã buộc chính phủ của các quốc gia và vùng lãnh thổ này phải vào cuộc. Nhật Bản cho rằng máy in hiện đại, mặc dù chưa có mặt trên thị trường vào thời điểm ITA được ký kết năm 1996, nhưng hiện nay cũng không thể đánh đồng loại sản phẩm này với máy copy.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết giá trị thương mại của sản phẩm máy in đa chức năng của nước này xuất khẩu vào 27 quốc gia EU đã đạt 295 tỷ yên năm 2006. Nhưng với mức thuế hiện nay, các hãng điện tử của Nhật đã gặp phải khó khăn khi xuất khẩu hai sản phẩm này vào EU, trong khi Mỹ và Đài Loan lại được hưởng lợi lớn.
Vietstock

Nguồn: Internet